Cấu tạo, mô phỏng hoạt động hộp tốc độ máy phay 6H82. Lập quy trình gia công bánh răng Z72x4 trong hộp tốc độ.
https://www.youtube.com/watch?v=M-ha_VUZamc
Mô tả đồ án: Gồm các file như ảnh trên bao gồm tất cả các file 3D, xuất bản vẽ ra PDF, CAD, video mô phỏng cấu tạo + nguyên lý hoạt động+ THuyết minh
Giá: 500.000vnđ – Mã số: doantotnghiep.me_CTM0000051
Tải đồ án
CHƯƠNG I:PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT
Chi tiết bánh răng Z72x4 trong hộp tốc độ của máy phay ngang vạn năng 6H82 là một trong những chi tiết đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền chuyển động và mô men cắt từ động cơ đến trục chính của máy. Theo thứ tự các trục trong hộp tốc độ, nó được lắp trên trục số V – trục chính của máy. Nó kết hợp với bánh răng Z18x4 lắp trên trục số IV trục tiếp tạo ra quá trình truyền chuyển động quay và mô men xoắn cho trục chính trong đường truyền dẫn chính.
Chi tiết bánh răng Z72x4, trong quá trình làm việc chịu các lực tác dụng như: lực hướng tâm, lực vòng, mô men xoắn và lực va đập khi thực hiện quá trình di trượt bánh răng Z18x4 vào ăn khớp.
- Bề mặt làm việc chủ yếu của chi tiết là mặt trong của lỗ côn, bề mặt bên và mặt răng.
Chọn vật liệu gia công chi tiết bánh răng Z72x4 là thép 45.
Theo HDTKĐACNCTM, trang 16:
Bảng 1.1: Thành phần hoá học của thép 45, %( theo khối lượng )
C | Si | Mn | S | P | Ni | Cr |
Không lớn hơn | ||||||
0,4 | 0,2 | 0,6 | 0,04 | 0,04 | 0,3 | 0,3 |
Bảng 1.2: Tính chất cơ học của thép 45
sT MPa | sbp1 MPa | s3, % | y,% | C,T/cm3 | HB ( không lớn hơn ) | |
Không nhỏ hơn | Sau cán nóng | Sau ủ | ||||
360 | 610 | 16 | 40 | 50 | 241 | 191 |
– Qua các điều kiện kỹ thuật trên ta có thể đưa ra một số nét công nghệ điển hình của chi tiết bánh răng Z72x4 như sau:
+ Chi tiết thuộc dạng chi tiết dạng bánh răng.
+ Chi tiết đòi hỏi độ chính xác gia công bề mặt răng.
+ Chi tiết đòi hỏi độ chính xác và độ vuông góc giữa tâm lỗ và mặt đầu của lỗ.
+ Kết cấu của bánh răng phải được đảm bảo khả năng cứng vững.
CHƯƠNG II:XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
Việc xác định quy mô và hình thức tổ chức sản xuất cho chi tiết là một việc làm quan trọng cho các bước làm việc tiếp theo . Bởi nếu xác định dạng sản xuất không đúng sẽ ảnh hưởng đến việc lập quy trình công nghệ, ảnh hưởng đến sản lượng hàng năm của chi tiết và ảnh hưởng đến chi phí ban đầu để gia công chi tiết.
Để đảm bảo sản lượng hàng năm và sản phẩm của đề tài được giao một cách chính xác ta phải xác định dạng sản xuất, từ đó làm cơ sở thiết kế quy trình công nghệ đồ gá, cùng những trang thiết bị khác phù hợp nhằm giảm giá thành, năng cao chất lượng và sản lượng cho sản phẩm. Muốn vậy, trước hết ta phải xác định sản lượng hàng năm cho chi tiết và trọng lượng của chi tiết đó.
Sản lượng hàng năm được xác định theo công thức sau :
N = N1.m (1+)
Trong đó
N- Số chi tiết được sản xuất trong một năm
N1- Số sản phẩm được sản xuất trong một năm (5000 chiếc/năm)
m- Số chi tiết trong một sản phẩm (m=1)
a- Phế phẩm trong xưởng đúc a =(3-:-6) %
b- Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ b =(5-:-7)%
Vậy N = 5000.1(1 +)= 5500 chi tiết /năm
Trọng lượng của chi tiết được xác định theo công thức
Q1 = V.g (kg)
Trong đó:
Q1- Trọng lượng chi tiết
g – Khối lượng riêng của vật liệu,chọn =7,8 kg/
Hình 2.1 Sơ đồ tính thể tích chi tiết
V= V1+V2+V3-V4
Trong đó:
V1== 66234,37
V2== 174682,12
V3== 129112,87
V4== 61053,37
Vậy thể tích chi tiết là :
V= V1+V2+V3-V4 = 66234,37+174682,12 +129112,87 – 61053,37
= 308975,99
V =308975,990,31 dm3
Vậy Q1 = V.g = 0,31.7,8= 2,418(kg)
V – Thể tích của chi tiết
Hình 2.1 Sơ đồ tính thể tích chi tiết
Vậy Q1 = V.g = 1,54.7= 10,78(kg)
Dạng sản xuất
| Q1 trọng lượng | |||
> 200 Kg | (4 – 200) Kg | < 4 Kg | ||
Sản lượng hàng năm trong chi tiết . | ||||
Đơn chiếc | < 5 | < 10 | < 100 | |
Hàng loạt nhỏ | 55 -100 | 10 -200 | 100- 500 | |
Hàng loạt vừa | 100- 300 | 200 – 500 | 500 -5000 | |
Hàng loạt lớn | 300 -1000 | 500 -5000 | 5000 – 50000 | |
Hàng khối | > 100 | > 5000 | >50000 | |
Dựa vào bảng 2 (TKĐACNCTM) ta có dạng sản xuất là dạng sản xuất loạt lớn.
CHƯƠNG III:XÁC ĐỊNH PHÔI VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI
Trong sản xuất có rất nhiều phương pháp chế tạo phôi khác nhau, tuỳ từng điều kiện cụ thể của từng dạng sản xuất và điều kiện sản xuất của từng nhà máy mà ta có phương pháp tạo phôi khác nhau. Điều cần chú ý khi chọn phôi là phôi phải có hình dáng gần giống như chi tiết cần gia công, như vậy sẽ giảm được các bước công nghệ, nguyên công cần thiết và lượng dư gia công không cần thiết . Từ đó sẽ giảm được chi phí ban đầu giảm giá thành sản phẩm sau này. Có rất nhiều cách chế tạo phôi khác nhau như phôi thép thanh, phôi thép cán, phôi dập , phôi rèn tự do, phôi đúc…
3.1. Chọn dạng phôi:
Dựa vào cấu tạo, tính năng làm việc, các yêu cầu kỹ thuật, dạng sản xuất cũng như tính công nghệ nên ta chọn vật liệu chế tạo phôi là thép 45.
3.2.Chọn phương pháp chế tạo phôi:
Ta có thể áp dụng ba phương pháp để hình thành phôi bánh răng như sau:
- Phôi rèn và phôi dập
Đặc tính và lĩnh vực sử dụng của một số loại phôi rèn và phôi dập
Phương pháp tạo phôi | Kích thước hoặc khối lượng | Độ chính xác của phôi | Độ nhám bề mặt Rz, mm |
Dập trên máy búa, máy ép | Tới 200 kg, thành mỏng tối đa 2.5 mm | - | 320 ¸ 160 |
Dập thô sau đó dập tinh nguội | Khối lượng tới 100 kg, thành mỏng tối đa 2.5 mm | 0.05 ¸ 0.1 mm | 40 ¸ 10 |
Dập và vuốt trên máy rèn ngang | Khối lượng từ 0.1 đến 100 kg, đường kính phôi tới 315 mm | - | 320 ¸ 160 |
Dập ép | Đường kính tới 200 mm | 0.2 ¸ 0.5 mm | 320 ¸ 80 |
- Phôi cán
Các loại phôi cán và lĩnh vực sử dụng chúng
Dạng phôi cán hoặc prôphin | Lĩnh vực sử dụng |
Phôi cán thường:
| Chế tạo các trục bậc có độ chênh đường kính không lớn, các chi tiết dạng ốc có đường kính ngoài tới 25 mm.Các chi tiết kẹp chặt, các thanh đòn, tấm gá và thanh chêm. |
Phôi cán tấm:
| Bích, vòng chặn, chi tiết phẳng bạc rỗng hình trụ. |
Phôi ống các loại, cán nóng và nguội, không có mối ghép hàn. | Xi lanh, bạc, ống đỡ trục chính, cốc đỡ, con lăn, trục rỗng. |
Prôphin có tiết diện dọc thay đổi theo chu kỳ. | Trục bậc trong sản xuất loạt lớn và hàng khối. |
Phôi cán trên máy cán trục vít nằm ngang | Trục, bạc và các chi tiết khác trong sản xuất hàng khôi và loạt lớn. |
- Phôi đúc:
Phôi đúc có nhiều loại và nhiều phương pháp đúc, kiểu khuôn đúc và điều kiện tạo phôi khác. Phôi đúc được đúc theo ba phương pháp khác nhau cho độ chính xác và lượng dư khác nhau.
Þ Kết luận :
Qua các phương pháp trên ta nhận thấy phương pháp rèn dập là phù hợp với hơn cả, khi mà phương pháp đó đảm bảo được chất lượng bề mặt, độ chính xác của phôi ban đầu và số lượng phôi lớn. Mà lại sử dụng máy không phức tạp, kinh tế, nên chọn phương pháp rèn dập là hợp lý hơn cả.
CHƯƠNG IV:THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG
4.1. Xác định đường lối công nghệ :
Trong quá trình sản xuất việc xác định quy trình sản xuất là hết sức quan trọng sao cho quy trình công nghệ mà thiết kế phải đảm bảo chính xác và chất lượng gia công ,đồng thời phải đảm bảo tăng năng suất lao động và giảm giá thành . Quy trình công nghệ phải đảm bảo được sản lượng đề ra.
Do sản xuất loạt lớn nên ta chọn phương pháp gia công một vị trí ,gia công tuần tự. Dùng máy vạn năng kết hợp với đồ gá chuyên dùng .
- 3. Trình tự các nguyên công
Phương án 1:
– Nguyên công I : Khỏa mặt đầu A, tiện lỗ côn và vát mép
– Nguyên công II : Khỏa mặt đầu B, tiện trụ ngoài và vát mép
– Nguyên công III : Khoan 4 lỗ Φ40
– Nguyên công IV: Phay răng
– Nguyên công V : Xọc rãnh then bằng
– Nguyên công VI : Mài răng
Phương án 2:
– Nguyên công I : Khỏa mặt đầu B, tiện trụ ngoài và vát mép
– Nguyên công II : Khỏa mặt đầu A, tiện lỗ côn và vát mép
– Nguyên công III : Khoan 4 lỗ Φ40
– Nguyên công IV: Phay răng
– Nguyên công V : Xọc rãnh then bằng
– Nguyên công VI : Mài răng
Cấu tạo, mô phỏng hoạt động hộp tốc độ máy phay 6H82. Gia công bánh răng
No comments:
Post a Comment