Thursday, November 6, 2014

ĐỒ GÁ GIA CÔNG CƠ VÀ NGUYÊN TẮC 6 ĐIỂM KHI ĐỊNH VỊ CHI TIẾT

ĐỒ GÁ GIA CÔNG CƠ VÀ NGUYÊN TẮC 6 ĐIỂM  KHI ĐỊNH VỊ CHI TIẾT


Đề tài 2 sinh viên


46a


46b


  46d 46c


https://www.youtube.com/watch?v=dCl_B8y_H_M


46e


Mô tả đồ án: Gồm các file như ảnh trên bao gồm tất cả các file 3D, xuất bản vẽ ra PDF, CAD, video mô phỏng cấu tạo + nguyên lý hoạt động+ THuyết minh

Giá:750.000vnđ – Mã số: doantotnghiep.me_CTM0000045
Tải đồ án


CHƯƠNG I:PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI


 


Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Nhà trường, sau khi được học môn Công nghệ chế tạo máy và Đồ gá trên lớp cũng như tham gia thực hành gia công cắt gọt tại xưởng cơ khí, em nhận thấy có những khó khăn trong quá trình nhận thức của sinh viên về những khái niệm liên quan tới quá trình định vị và các vấn đề về đồ gá. Trong đó, có những vấn đề công nghệ tương đối đơn giản nhưng do đều là những kiến thức chuyên ngành mới mẻ và quan trọng nhất là thiếu mô hình trực quan nên rất dễ gây ra tình trạng khó hiểu cho sinh viên. Từ đó, em nhận thấy nên có một trang bị công nghệ dạng mô hình gá đặt chi tiết gia công, với những nguyên công điển hình trên các loại máy cắt kim loại. Trang bị công nghệ này nhằm phục vụ cho quá trình giảng dạy của các Thầy Cô được sinh động và quá trình nhận thức của sinh viên được trực quan, dễ hình dung hơn khi nhận thức về các khái niệm như: bậc tự do, nguyên tắc định vị và các loại chi tiết định vị…và có những định hình bước đầu về lý thuyết cũng như thực hành về đồ gá và gia công cơ khí.


Xuất phát từ ý tưởng này, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các Thầy Cô giáo trong Khoa Cơ khí, chúng em đã thiết kế, tính toán và gia công hoàn thiện một trang bị công nghệ hỗ trợ giảng dạy, phục vụ cho quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, học tập môn Đồ gá và Công nghệ chế tạo máy, cũng như có những kiến thức công nghệ sơ bộ chuẩn bị cho quá trình thực hành gia công cắt gọt trên máy cắt kim loại tại xưởng trường của sinh viên thuộc Khoa Cơ khí nói chung và sinh viên học chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy nói riêng.


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


CHƯƠNG II: ĐỒ GÁ GIA CÔNG CƠ VÀ NGUYÊN TẮC 6 ĐIỂM


KHI ĐỊNH VỊ CHI TIẾT


 


  1. 1. Tổng quan về đồ gá gia công cơ

    Đồ gá là một trong những trang bị công nghệ để thực hiện các bước, các nguyên công gia công công nghệ trên máy trong sản xuất và chế tạo cơ khí.

  2. 1. 1. Định nghĩa và công dụng của đồ gá gia công

  3. 1. 1. 1. Định nghĩa

Đồ gá gia công cơ là một trang bị công nghệ nhàm xác định vị trí chính xác của chi tiết gia công so với dụng cụ cắt , đồng thời giữ vững vị trí đó trong suốt quá trình gia công.


  1. 1. 1. 2. Công dụng của đồ gá gia công

+ Bảo đảm độ chính xác vị trí của các bề mặt gia công. Nhờ đồ gá để gá đặt chi tiết, có thể xác định chính xác vị trí tương đối giữa bề mặt gia công với máy và dao cắt, hơn nữa có thể đạt độ chính xác vị trí này tương đối cao một cách ổn định, tin cậy và nhanh chóng.


+ Nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu thời gian phụ, có thể gá đặt đồng thời nhiều chi tiết cùng lúc, làm thời gian cơ bản trùng với thời gian phụ, khi dùng đồ gá tự động hóa cơ khí còn có thể giảm được thời gian phụ, nâng cao năng suất lao động rất lớn.


+ Mở rộng phạm vi sử dụng của máy công cụ, cho phép máy gia công được những bề mặt phức tạp mà khi không có mặt của các trang bị đồ gá sẽ không thể gia công được.


+ Không yêu cầu tay nghề công nhân cao, giảm sức lao động.


  1. 1. 2. Phân loại đồ gá gia công trên máy cắt kim loại

Có rất nhiều phương pháp phân loại đồ gá gia công trên máy cắt kim loại, cụ thể:


  1. 1. 2. 1. Căn cứ vào phạm vi sử dụng

+ Đồ gá vạn năng:


là loại đồ gá đã được tiêu chuẩn hóa, có thể gia công nhiều loại chi tiết khác nhau mà không cần thiết phải điều chỉnh đặc biệt. Loại đồ gá này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất loạt nhỏ và đơn chiếc.


+ Đồ gá chuyên dùng:


là loại đồ gá được chế tạo riêng dùng cho 1 nguyên công nhất định, nó không thể sử dụng được cho những nguyên công khác. Loại đồ gá này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất loạt lớn và hang khối.


+ Đồ gá vạn năng lắp ghép:


Theo yêu cầu gia công của một nguyên công nào đó, chọn 1 bộ các chi tiết tiêu chuẩn hoặc bộ phận đã được chuẩn bị sẵn để tổ hợp thành đồ gá. Loại đồ gá này sau khi sử dụng có thể tháo ra, sử dụng lại cho lần gia công sau hoặc cho các nguyên công khác.


Loại đồ gá này có ưu điểm giảm chu kỳ thiết kế và chế tạo đồ gá, giảm thời gain chuẩn bị sản xuất, đồng thời tiết kiệm vật liệu gia công.


Nhược điểm của loại đồ gá này là có gái thành chế tạo lớn, độ cứng vững kém hơn các loại đồ gá thông dụng.


Được ứng dụng trong sản xuất loạt nhỏ, mức độ lặp lại chủng loại sản phẩm lớn.


+ Đồ gá điều chỉnh và gia công nhóm:


Hai loại đồ gá này có chung 1 đặc điểm là sau khi thay đổi và điều chỉnh 1 số chi tiết các biệt trong kết cấu thì có thể gia công các chi tiết có hình dáng, kích thước và đặc tính công nghệ gần giống nhau. Tuy vậy đối tượng của đồ gá vạn năng điều chỉnh là không rõ ràng và phạm vi sử dụng tương đối rộng như mâm cặp hoa mai trên máy tiện, đồ gá khoan trụ trượt thanh răng… Đồ gá gia công nhóm được thiết kế và sử dụng cho 1 nhóm chi tiết nào đó, đối tượng và phạm vi sử dụng của đồ gá loại này là tương đối rõ ràng.


Sử dụng đồ gá loại này sẽ cho hiệu quả như nhau trong sản xuất loạt nhỏ hay loạt lớn, là một biện pháp có thể sử dụng nhằm cải cách thiết kế trang bị công nghệ.


  1. 1. 2. 2. Căn cứ vào máy sử dụng

+ Đồ gá phay


+ Đồ gá tiện


+ Đồ gá bào


+ Đồ gá khoan


+ Đồ gá mài



  1. 1. 2. 3. Căn cứ vào nguồn sinh lực kẹp

+ Đồ gá kẹp bằng tay


+ Đồ gá kẹp bằng khí nén


+ Đồ gá kẹp bằng thủy lực


+ Đồ gá kẹp bằng điện từ


+ Đồ gá kẹp bằng chân không



  1. 1. 2. 4. Căn cứ vào số chi tiết được gia công

+ Đồ gá gia công chi tiết đơn lẻ


+ Đồ gá gia công nhiều chi tiết


  1. 2. 3. Yêu cầu đối với đồ gá gia công cơ

– Phù hợp với điều kiện, yêu cầu sử dụng, dạng sản xuất, trình độ kỹ thuật của công nhân…


– Bảo đảm độ chính xác theo yêu cầu


– Sử dụng và thao tác thuận tiện


  1. 2. 4. Các thành phần của đồ gá gia công cơ

  2. 2. 4. 1. Cơ cấu, chi tiết định vị

    Cơ cấu định vị dùng để xác định vị trí tương đối của chi tiết so với máy hoặc dụng cụ cắt. Cơ cấu này bao gồm các loại chốt tỳ, chốt trụ ngắn, chốt trụ dài, chốt trám, khối V, trục gá v.v…

    2. 2. 4. 2. Cơ cấu kẹp chặt

    Cơ cấu kẹp chặt có tác dụng giữ cho chi tiết không bị xê dịch khi gia công. Cơ cấu kẹp chặt được chia ra nhiều loại.

    a) Phân theo cấu trúc

    – Cơ cấu kẹp đơn giản (do một chi tiết thực hiện).

    – Cơ cấu kẹp tổ hợp (do hai hay nhiều chi tiết thực hiện, ví dụ như: ren ốc – đòn bẩy, đòn bẩy – bánh lệch tâm, v.v…).

    b) Phân theo nguồn lực

    – Cơ cấu kẹp ren vít.

    – Cơ cấu kẹp cơ khí (hơi ép, kẹp bằng chân không, kẹp bằng điện tử và ghép các loại này với nhau).

    – Cơ cấu kẹp tự động

    c) Phân theo phương pháp kẹp

    – Kẹp một chi tiết hoặc nhiều chi tiết

    – Kẹp một lần hoặc nhiều lần tách rời

    2. 2. 4. 3. Cơ cấu dẫn hướng

    Đây là cơ cấu giữ cho hướng tiến dao không bị xê dịch vì lực cắt, lực kẹp, rung động. Cơ cấu này có hai loại bạc dẫn và phiến dẫn và thường được dùng trên các máy khoan, máy doa.

    2. 2. 4. 4. Cơ cấu so dao

    Cơ cấu so dao dùng để điều chỉnh dụng cụ cắt có vị trí tương đối so với bàn máy, đồ gá hoặc chi tiết gia công. Cơ cấu so dao được dùng trên các máy phay và được gọi là cữ so dao.

    2. 2. 4. 5. Cơ cấu phân độ

    Cơ cấu phân độ hay được dùng trên máy khoan và máy phay để quay mâm quay (trên có gá vật gia công) đi một góc để khoan các lỗ hoặc phay các bề mặt cách nhau một góc bằng góc quay.

    2. 2. 4. 6. Thân gá, đế gá

    Thân gá, đế gá có tên gọi khác là các chi tiết cơ sở. Các chi tiết cơ sở thường gọi là các đế hình vuông, hình tròn có răng hoặc có lỗ ren để các chi tiết khác bắt chặt lên nó. Chi tiết cơ sở là chi tiết gốc để nối liền các bộ phận khác nhau thành đồ gá.

    2. 2. 4. 7. Các chi tiết nối ghép

    Đây là các bu lông, đai ốc… dùng để lắp ghép các bộ phận của đồ gá lại với nhau. Các chi tiết này thường được chế tạo theo tiêu chuẩn.

    2. 2. 4. 8. Cơ cấu định vị kẹp chặt đồ gá trên bàn máy.

    Cơ cấu này thường là các then dẫn hướng (ở đồ gá phay, khoan) và rãnh chữ U trên thân đế đồ gá để kẹp chặt đồ gá trên bàn máy.

  3. 2. Nguyên tắc 6 điểm khi định vị chi tiết

  4. 2. 1. Định nghĩa bậc tự do

Cần hiểu rằng về phương diện hình học đơn thuần thì bậc tự do theo một phương nào đó của một vật rắn tuyệt đối là khả năng di chuyển của vật rắn tuyệt đối theo phương bất kỳ nào đó mà không bị cản trở nào. Tuy nhiên khái niệm này trong phạm vi công nghệ chế tạo máy cần được hiểu rằng nếu vật rắn tuyệt đối có thể dịch chuyển trong một giời hạn nào đó theo một phương, cũng có nghĩa là vật rắn tuyệt đối đó có bậc tự do theo phương đó.


Ngược lai, vật rắn tuyệt đối không thể dịch chuyển theo một phương nào đó, có nghĩa là nó bị khống chế bậc tự do theo phương đó.


  1. 2. 2. Quá trình định vị

 


Ta lấy một ví dụ đơn giản để minh họa cho quá trình định vị chi tiết trong không gian khi một vật rắn tuyệt đối là một khối lập phương trong một hệ toạ độ đề các thì nó bị khống chế bởi các chuyển động nào.


Hình 2.1– Sơ đồ xác định vị trí của một vật rắn tuyệt đối trong hệ toạ độ Đề Các Oxyz


Ta lần lượt thực hiện các việc sau:


–   Tịnh tiến khổi lập phương tiếp xúc với mặt phẳng XOY, khi đó khối lập phương bị khống chế các chuyển động:


+ Tịnh tiến theo phương .


+ Quay quanh phương OY.


+ Quay quanh phương OX.


–  Tịnh tiến khối lập phương tiếp xúc với mặt phẳng YOZ, khi đó khối lập phân bị khống chế các chuyển động:


+ Tịnh tiến theo phương OX.


+ Quay quanh phương OY.


+ Quay quanh phương OZ.


–   Tịnh tiến khối lập phương tiếp xúc với mặt phẳng XOZ, khi đó khối lập phương bị khống chế các chuyển động:


+ Tịnh tiến theo phương OY.


+ Quanh quanh phương OX.


+ Quay quanh phương OZ.


Nếu hình dung khi khối lập phương tịnh tiến để tiếp xúc với cả 3 mặt phẳng trên có nghĩa là một góc khối lập phương sẽ trùng với điểm O của hệ toạ độ Đề Các, thì vật rắn tuyệt đối là khối lập phương bị khống chế 6 bậc tự do sau:


+ Tịnh tiến theo phương OX, OY, OZ.


+ Quay quanh OX, OY, OZ.


Thực ra khi khối lập phương trùng đến điểm O của hệ toạ độ đề các thì có những bậc tự do được khống chế quá một lần, chẳng hạn chuyển động quay quanh OX được khống chế ở mặt phẳng XOY, và cũng được khống chế bởi mặt phẳng XOZ… Ta gọi trường hợp đó là siêu định vị. Như vậy, siêu định vị là trường hợp bậc tự do bị khống chế quá một lần, trường hợp này không cho phép khi thực hiện trong quá trình công nghệ khi gá đặt chi tiết, điều này sẽ được nói rõ ở phần sau.


Từ sự phân tích trên, nếu vật rắn tuyệt đối là một chi tiết gia công, muốn xác định vị trí của chi tiết trong quá trình định vị thì chi tiết đó cũng được khống chế 6 bậc tự do khi đặt nó trong hệ toạ độ Đề Các, nghĩa là:


+ Tịnh tiến theo 3 phương OX, OY, OZ.


+ Quay quanh 3 phương OX, OY, OZ.


 


Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý định vị 6 điểm với mô hình 3D


 


  1. 2 .1. Các chi tiết và cơ cấu định vị

  2. 2 .1. 1. Các chi tiết định vị

+ Khái niệm:  


Các chi tiết định vị là các chi tiết:


– Tiếp xúc với chuẩn định vị của chi tiết


– Thay thế cho các điểm định vị


– Khống chế các bậc tự do theo nguyên tắc 6 điểm


 


Dưới đây là một số ví dụ về các chi tiết định vị:


– Mặt phẳng tương đương 3 điểm (khống chế 3 bậc tự do).


– Đường thẳng tương đương 2 điểm (khống chế 2 bậc tự do).


– Khối V dài tương đương 4 điểm (khống chế 4 bậc tự do).


– Khối V ngắn tương đương 2 điểm (khống chế 2 bậc tự do).


– Chốt trụ dài tương đương 4 điểm (khống chế 4 bậc tự do).


– Chốt trụ ngắn tương đương 2 điểm (khống chế 2 bậc tự do).


– Chốt trám tương đương 1 điểm (khống chế 1 bậc tự do).


– Hai mũi tâm tương đương 5 điểm (khống chế 5 bậc tự do).


– Mâm cặp 3 chấu tự định tâm tương đương 4 điểm (khống chế 4 bậc tự do).


 


  1. a) Các chi tiết định vị vào mặt phẳng

* Chốt tì cố định:


 


Hình 2.3 Chốt tỳ đầu phẳng và đầu chỏm cầu


 


 


Hình 2.4 Chốt tỳ đầu phẳng có khía nhám và đầu phẳng có bạc lót


 


 


 


Hình 2.5 Kích thước chốt tỳ đầu phẳng có khía nhám


 


 


 


 


 


 


Hình 2.6 Kích thước chốt tỳ đầu chỏm cầu


 


 


 


Hình 2.7 Kích thước chốt tỳ đầu phẳng


 


* Chốt tì điều chỉnh:


 


 


 


 


 


Hình 2.8 Chốt tỳ điều chỉnh dạng bu lông với đai ốc hãm


 


 


 


Hình 2.9 Kích thước chốt tỳ điều chỉnh dạng bu lông với đai ốc hãm với lỗ ngang tra chốt xoay điều chỉnh


 


 


 


 


Hình 2.10 Chốt tỳ điều chỉnh dạng bu lông với đai ốc hãm


 


 


* Chốt tì tự lựa:


 


Hình 2.11 Chốt tỳ tự lựa


 


* Phiến tỳ phẳng:


 


 


 


Hình 2.12 Phiến tỳ phẳng với 2 lỗ bắt vít


 


 


Hình 2.13 Phiến tỳ phẳng với 3 lỗ bắt vít


 


 


Hình 2.14 Phiến tỳ phẳng có khía vát với 2 lỗ bắt vít


 


 


 


 


Hình 2.15 Phiến tỳ phẳng có khía vát với 3 lỗ bắt vít


 


  1. b) Các chi tiết định vị vào mặt trụ ngoài

Hình 2.16- Khối V dài khống chế 4 bậc tự do OZ, OY, OZ, OY


* Khối V:


 


 


 


Hình 2.17 Khối V bắt theo hướng vuông góc vào thân đồ gá


 


 


Hình 2.18 Khối V trong cơ cấu khối V di động


 


 


Hình 2.19 Khối V bắt theo hướng song song với thân đồ gá


 


Hình 2.20- Khối V ngắn khống chế 2 bậc tự do OZ, OY.


Hình 2.21- Mâm cặp 3 chấu tự định tâm khống chế 4 bậc tự do OZ, OY, OZ, OY.


  1. c) Các chi tiết định vị vào mặt trụ trong

 



Chốt trụ ngắn khống chế 2bậctự do OX, OY

 


Chốt trụ dài khống chế 4 bậctự do OX, OY, OX, OY

 

 


 


Hình 2.22- Định vị chi tiết bằng chốt trụ dài và chốt trụ ngắn


 


Hình 2.23- Chốt trám khống chế 1 bậc tự do OZ.


 


* Chốt định vị:


Hình 2.24 Chốt trụ ngắn


  • – Chốt trụ ngắn với gờ vai tỳ nhỏ

  • – Chốt trụ ngắn với gờ vai tỳ lớn

  • – Chốt trụ ngắn với bạc lót bắt chặt vào thân nhờ bu lông – đai ốc

 


*Chốt định vị có ren:


 


Hình 2.25 Chốt trụ ngắn có ren


 


*Chốt định vị có then:


 


 


Hình 2.26 Chốt trụ ngắn có then


 


*Chốt trám D>10, không ren:



ĐỒ GÁ GIA CÔNG CƠ VÀ NGUYÊN TẮC 6 ĐIỂM KHI ĐỊNH VỊ CHI TIẾT

No comments:

Post a Comment