Nghiên cứu bơm dầu hai bánh răng; Xây dựng các số liệu, thiết kế; Chế tạo mô hình bơm; Lập quy trình công nghệ gia công chi tiét thân bơm và nắp bơm
Mô tả đồ án: Gồm các file như ảnh trên bao gồm tất cả các file 3D, xuất bản vẽ ra PDF, CAD, video mô phỏng cấu tạo + nguyên lý hoạt động+ THuyết minh
Giá: 450.000vnđ – Mã số: doantotnghiep.me_CTM0000070
Tải đồ án
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI MÁY BƠM THUỶ LỰC
- Khái niệm về bơm dầu:
Bơm dầu là một cơ cấu biến đổi năng lượng dùng để biến đổi cơ năng thành động năng và thế năng (dưới dạng áp suất) của dầu. Trong hệ thống dầu ép chỉ dùng loại bơm thể tích, tức là loại bơm thực hiện việc biến đổi năng lượng bằng cách thay đổi thể tích các buồng làm việc. Khi thể tích buồng dầu làm việc tăng, bơm hút dầu thực hiện chu kỳ hút. Khi thể tích giảm, bơm đẩy dầu ra thực hiện chu kỳ nén. Nếu trên đường dầu ra ta đặt một vật cản (thí dụ như đặt van), dầu bị chặn sẽ tạo nên một áp suất nhất định. Áp suất này phụ thuộc vào độ lớn của sức cản và kết cấu của bơm.
1.2. Các loại bơm dầu:
1.2.1. Bơm bánh răng:
Bơm bánh răng là loại bơm được sử dụng rộng rãi nhất, vì nó có kết cấu đơn giản, chế tạo dễ. Bơm bánh răng có các loại sau:
- Bơm bánh răng ăn khớp ngoài:
Hình 1.1
Hình 1.1 là sơ đồ nguyên lý của bơm bánh răng ăn khớp ngoài. Các buồng làm việc của bơm được tạo nên bằng thành bơm và các biên dạng của răng. Thể tích của buồng hút và buồng nén được thay đổi do các răng ra khớp và vào khớp với nhau và do đó thực hiện chu kỳ hút và nén chất lỏng
Thân bơm có hai lỗ đối nhau. Nếu bánh răng quay theo chiều mũ tên thì lỗ A hút dầu vào lỗ B đẩy dầu ra. Lỗ hút dầu vào được đặt ở phía ra khớp của bánh răng. Dầu ở đây sẽ choáng lấy các rãnh răng, và các răng đưa dầu sang buồng nén đặt ở phía các răng vào khớp. Khi các răng vào khớp, khoảng 1/10 thể tích dầu còn đọng lại ở chân răng bị nén lại, áp suất ở đáy chân răng tăng đột ngột, tạo thành một lực hướng kính tác dụng va đập vào răng và ổ trục.
Nhược điểm khác của bơm bánh răng là sự chênh lệch áp suất giữa hai buồng vào và ra, tạo nên một tải trọng không cân xứng, làm chóng mòn bánh răng, thành thân bơm cũng như các ổ trục. Lưu lượng dầu bị thay đổi theo thời gian, tạo thành độ nhấp nhô của lưu lượng dầu, và độ nhấp nhô này phụ thuộc vào số răng, môđun và hệ số ăn khớp của bánh răng.
- Bơm bánh răng ăn khớp trong:
hình 1.2
Nguyên tắc làm việc của bơm bánh răng ăn khớp trong như sau: Bánh răng (1) quay bánh răng ăn khớp trong (5) làm cho bánh răng ăn khớp trong chuyển động trong thân bơm (3). Buồng vào (1) ngăn cách bởi buồng ra (8) bằng vành chắn (4) hình lưỡi liềm. Khi các răng ra khớp, chất lỏng ở buồng (1) choáng toàn bộ thể tích các rãnh răng của bánh răng ăn khớp ngoài và bánh răng ăn khớp trong. Bánh răng tiếp tục quay, tải dầu đi ngang qua vành chắn (4) và đưa vào buồng dầu B đẩy ra ngoài.
Ưu điểm của bơm bánh răng ăn khớp trong là có kích thước bé hơn và tổn thất thể tích nhỏ hơn bơm bánh răng ăn khớp ngoài khi có cùng một lưu lượng và dung sai chế tạo, nhưng chế tạo loại bơm này phức tạp hơn.
Ứng dụng của bơm bánh răng: Hiện nay bơm bánh răng được sử dụng nhiều trong các loại máy móc thiết bị. Dải áp suất mà bơm này có thể tạo ra từ 10 200 bar
- Bơm cánh gạt
Nguyên lý hoạt động của nó như sau:
Rôto được đặt trong stato với độ lệch tâm e. trên thân rôto có các rãnh để các cánh gạt có thể di động theo hướng kính. Để giảm lực tiếp xúc giữa các đầu cánh gạt và thành stato do tác dụng của lực li tâm người ta cho cánh gạt chuyển động cưỡng bức trong rãnh. Khi rôto quay, các con lăn (hay con trượt) lắp ở hai bên cánh gạt di động của rôto, của bơm trong rãnh, các thể tích được tạo nên giữa hai cánh gạt và các bề mặt stato luôn thay đổi.
Bơm cánh gạt cũng là loại bơm được sử dụng rộng rãi sau bơm bánh răng và dùng chủ yếu ở hệ thống có áp suất thấp và trung bình. Bơm cánh gạt đảm bảo một lưu lượng đều hơn, hiệu suất thể tích cao hơn do vậy rất thích hợp dùng trong các hệ thống dầu ép của máy công cụ.
Kết cấu của bơm cánh gạt có nhiều loại khác nhau, nhưng có thể chia thành hai loại chính:
– Bơm cánh gạt có tác dụng đơn, gọi tắt là bơm cánh gạt đơn
– Bơm cánh gạt có tác dụng kép, gọi tắt là bơm cánh gạt kép
- Bơm cánh gạt đơn
Bơm cánh gạt đơn là loại bơm mà khi trục quay một vòng nó thực hiện một chu kỳ làm việc bao gồm một lần hút và một lần nén.
Hình 1.3
- Bơm cánh gạt kép
Bơm cánh gạt kép là loại bơm mà khi trục nó quay một vòng, thể tích giữa các cánh gạt có hai lần tăng và hai lần giảm, tức nó thực hiện hai lần hút và hai lần nén. Kết cấu của nó đối xứng, nên trục được cân bằng, có thể sử dụng ở hệ thống có áp suất cao vì thế loại này được sử dụng rộng rãi hơn bơm cánh gạt đơn
Hình 1.4
- Bơm pittông
Bơm pittông là loại bơm dựa trên nguyên tắc thay đổi thể tích của cơ cấu pittông- xilanh. Vì bề mặt làm việc của cơ cấu này là mặt trụ tròn, do đó dễ dàng đạt được độ chính xác gia công cao, đảm bảo hiệu suất tổn thất thể tích tốt, có thể tạo được áp suất lớn.
Bơm pittông được sử dụng ở hệ thống dầu ép cần áp suất cao và lưu lượng lớn như máy chuốt, máy nén…Dựa trên cách bố trí pittông có thể phân thành hai loại:
– Bơm pittông hướng kính
– Bơm pittông hướng trục
5.1.5. Lập trình tự nguyên công và sơ đồ định vị.
Ta có trình tự nguyên công gia công cơ chi tiết thân máy bơn trục xoắn như sau:
Phương án 1:
Nguyên công 1: Phay mặt đáy.
Nguyên công 2: Phay mặt đầu.
Nguyên công 3: Khoan, khoét, doa 4 lỗ Φ8 đạt cấp chính xác 7.
Nguyên công 4: Khoét , doa 2 lỗ giao nhau
Nguyên công 5: Khoan 2 lỗ Φ5 đạt cấp chính xác 9.
Nguyên công 6: Phay rãnh lắp vòng lót đạt cấp chính xác 9 trên mặt đầu.
Nguyên công 7: Phay mặt bên 1
Nguyên công 8: Phay mặt bên 2
Nguyên công 9: Tiện ren M27x3 lắp cút dẫn dầu vào
Nguyên công 10: Tiện ren M22x2 lắp cút dẫn dầu ra
Nguyên công 11: Phay rãnh lắp vòng lót đạt cấp chính xác 9 trên mặt đáy.
Phương án 2:
Nguyên công 1: Phay phẳng đáy.
Nguyên công 2: Khoan, khoét, doa 4 lỗ Φ8 đạt cấp chính xác 7.
Nguyên công 3: Khoét , doa 2 lỗ giao nhau
Nguyên công 4: Phay mặt đầu.
Nguyên công 5: Khoan 2 lỗ Φ5 đạt cấp chính xác 9.
Nguyên công 6: Phay rãnh lắp vòng lót đạt cấp chính xác 9 trên mặt đầu.
Nguyên công 7: Phay mặt bên 1
Nguyên công 8: Phay mặt bên 2
Nguyên công 9: Tiện ren M22x2 lắp cút dẫn dầu ra
Nguyên công 10: Tiện ren M27x3 lắp cút dẫn dầu vào
Nguyên công 11: Phay rãnh lắp vòng lót đạt cấp chính xác 9 trên mặt đáy.
5.1.5. Lập trình tự nguyên công và sơ đồ định vị.
Ta có trình tự nguyên công gia công cơ chi tiết thân máy bơn trục xoắn như sau:
Phương án 1:
Nguyên công 1: Phay mặt đáy.
Nguyên công 2: Phay mặt đầu.
Nguyên công 3: Khoan 4 lỗ bắt bu lông
Phương án 2:
Nguyên công 1: Phay mặt đầu.
Nguyên công 2: Phay mặt đáy.
Nguyên công 3: Khoan 4 lỗ bắt bu lông
Nghiên cứu bơm dầu hai bánh răng; Xây dựng các số liệu, thiết kế; Chế tạo mô hình bơm; Lập quy trình công nghệ gia công chi tiét thân bơm và nắp bơm
No comments:
Post a Comment