Thiết kế máy cán thép vằn. Kích thước của sản phẩm thép vằn phi 14
Mô tả đồ án: Gồm các file như ảnh trên
Giá: 450.000vnđ – Mã số: doantotnghiep.me_TKM0000017
Tải đồ án
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay đồng thời với sự tiến bộ không ngừng của khoa học Kỹ Thuật, Tự Động Hóa ngày càng được mở rộng và phát triển. Ngành Cơ Khí cán thép đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện đường lối chủ trương công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước.
Hay nói một cách khác hơn thép là một sản phẩm không thể thiếu được trong giai đọan hiện nay. Do sự tăng trưởng mạnh về kinh tế và các ngành Kỹ Thuật công nghiệp và xây dựng nên nhu cầu thép ngày càng cao. Vì vậy việc tăng năng suất thép là điều tất yếu.
Được sự nhất trí của khoa, em được thầy giáo hướng dẫn giao cho đề tài tốt nghiệp: Thiết kế máy cán thép vằn. Kích thước của sản phẩm thép vằn 14.
Với nội dung chính sau :
+ Thiết kế lổ hình sản phẩm.
+Thiết kế động học máy.
+ Thiết kế động lực học máy cán.
+ Thiết kế kết cấu máy.
Được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo khoa Cơ Khí, thầy giáo hướng dẫn và Ban lãnh đạo công ty Đà Nẵng đến nay em đã hòan thành cơ bản nhiệm vụ được giao. Do trình độ có hạn, thời gian ngắn nên trong đồ án không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong các thầy cô chỉ bảo để bản đồ án của em được hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Kỹ Thuật Đà Nẵng, thầy cô giáo khoa Cơ Khí, thầy giáo hướng dẫn, Ban Lãnh Đạo công ty thép Đà Nẵng cùng các bạn sinh viên trong khoa Cơ Khí đã giúp em hoàn thành đồ án này.
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 5 năm 2003.
Sinh viên thiết kế
Huỳnh Tấn Chung
Phần I: PHẦN LÝ HTUYẾT.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁN KIM LOẠI VÀ GIỚI HTIỆU CHUNG VỀ NHU CẦU, TÌNH HÌNH SẢN SUẤT,CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CÁN THÉP XÂY DỰNG.
A:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BIẾN DẠNG CỦA KIM LOẠI.
: Biến dạng của kim loại
1.1 Khái niệm biến dạng của kim loại
Gồm có: Biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo và phá hủy.
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến biến dạng dẻo :
+ Tải trọng tác dụng.
+ Cơ tính của vật liệu ( lý, hóa tính ).
1.3 Anh hưởng của gia công đến tổ chức và tính chất của kim loại :
Khi gia công dưới tác dụng của ngoại lực, kim loại sẽ biến dạng theo ba giai đoạn nối tiếp nhau: Biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo, và biến dạng phá hủy. Khi gia công kim loại bằng phương pháp cán sẽ làm thay đổi hình dạng bề mặt kim loại liên tục. Do quá trình trượt tạo nên các đường trượt và giải trượt, mạng tinh thể ở vùng xung quanh mặt trượt bị xô lệch. Do vậy sau khi bị biến dạng, ngoài biên giới hạt ra, một phần khá lớn mạng tinh thể của kim loại không sắp xếp trật tự. Tác dụng ngoại lực càng lớn và thời gian càng lâu thì mức độ xô lệch mạng tinh thể càng cao. Quá trình biến đổi như vậy sẽ làm thay đổi các thớ của kim loại tạo cho cơ tính bề mặt tốt hơn. Tăng độ bền cho vật liệu.
1.4 Một số định luật áp dụng trong cán thép.
a/ Địng luật biến dạng dàng hồi khi biến dạng dẻo.
Khi biến dạng dẻo kim loại xảy ra đồng thời có cã biến dạng đàng hồi tồn tại. Quan hệ giữa biến dạng đàn hồi và lực tác dụng biểu thị bằng định luật HUC.
_ Định luật này giúp chúng ta thiết kế các hệ thống lổ hình phải tính đến biến dạng đàng hồi có nghĩa là kích thước sau khi gia công sẽ khác với kích thước của hệ thóng lổ thiết kế.
b/ Đinh luật ứng suất dư.
Bên trong bất cứ kim loại biến dạng dẻo nào cũng đều sinh ra ứng suất dư cân bằng vứi nhau.
_ Vì trong quá trình biến dạng dẻo, các nhân tố như nhiệt độ phân bố không đều, tổ chức kim loại không đều,lực biến dạng không đều, ma sát ngoài… làm cho kim loại sinh ứng sức klhông đềuvà biến dạng không đều, kết quả sinh ứng suất dư.
c/ Định luật thể tích không đổi.
Thể tích của kật thể trước khi biến dạng bằng thể tích sau khi biến dạng.
d/ Định luạt trở lực bé nhất.
Trong quá trình biến dạng, các chất điểm của kật thể sẽ di chuyển theo hướng nào có trở lực bé nhất.
B: PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG KIM LOẠI BẰNG ÁP LỰC
I: Phương pháp gia công áp lực :
Gia công kim loại bằng áp lựclà một trong những phương pháp cơ bản để chế tạo các chi tiết máy và các sản phẩm kim loại thay thế cho phương pháp đúc hoặc gia công cắt gọt.
Gia công kim loại bằng áp lực thực hiện bằng cách dùng ngoại lực tác dụng lên kim loại ở trạng thái nóng hoặc nguội làm cho kim loại đạt đến quá giới hạn đàn hồi, kết quả sẽ làm thay đổi hình dạng của vật thể kim loại mà không phá hủy tính liên tục và độ bền của chúng.
II: Phương pháp cán kim loại:
2.1 Định nghĩa về máy cán.
Máy cán là một tổ hợp máy gồm ba bộ phận : Nguồn năng lượng,các bbộ phận truyền dẩn động và giá cán.
Hình 1:1(Máy cán thép 2 trục).
2.2 Nguyên lý cán kim loại:
Cán là phượng pháp gia công áp lực làm kim loại biến dạng để nhận được hình dạng và kích thước theo yêu cầu bằng cách cho đi qua khe hở giữa hai trục quay.
2.3 Quá trình cán và đặc điểm cán :
Quá trình cán là cho kim loại biến dạng giữa hai trục cán quay ngược chiều nhau có khe hở nhỏ hơn chiều cao của phôi, kết qủa làm cho chiều cao phôi giảm, chiều dài và chiều rộng tăng. Hình dạng của khe hở giữa hai trục cán quyết định hình dáng của sản phẩm.
Quá trình phôi chuyển động qua khe hở trục cán là nhờ ma sát giữa hai trục cán với phôi.
2.4 Lịch sử phát triển của máy cán thép.
a/ Lịch sử phát triển máy cán thép trên thế giới.
Máy cán thép lúc đầu ddược vận hành bằng ngựa để kéo. Sản phẩm của nó là sản phẩm thép hình đơn giảndùng để chế tạo ra gươm , dao, giáo mác, các xe ngựa .v.v…Máy cán lúc đầu chỉ có hai trục quay ngược chiều nhau.Đến năm 1864 chiết máy cán ba trục đầu tiênđược ra đời chạy bằng hơi nước và cho ra sản phẩm cán phong phú hơn có cho cả thép tấm và thép hình, đòng tấm và dây đồng. Do kỹ thuật ngày càn phát triển, do nhu cầu về vật liệu ngày càn cao để đáp ứng cho công nghiệp nặngvà nhẹ ngày càn cao.v.v.
Mà chiết máy cán với giá cán bốn trục ra đời vào năm 1870,sau đó là chiết máy cán với giá cán 6 trục,12 trục,20 trục và các loại mát cán đặc biệt khác đơưc ra đời để cán các vật liệu cực mỏng, siêu mỏng và dị hình như máy cán bi .v.v..
Thế giới có những xưởng cán thép với chiều dài từ 500m đến 4.000m
Bảng 1.1 Sản lượng thép cán một số nước dẩn đầu trên thế giới.
TT Quốc gia 1998 1997 1996 1995 1994 1993 1992
1 Trung Quốc 114,3 108,9 101,2 95,4 92,6 89,5 80,9
2 Mỹ 97,7 98,5 95,5 95,2 91,2 88,8 84,3
3 Nhật 93,5 104,5 98,8 101,6 98,2 99,6 98,1
4 Đức 44.7 45 39.8 42.1 40.8 37.6 39.7
5 Nga 42.5 48.4 49.3 51.6 48.8 58.3 67
6 Hàn Quốc 40 42.6 38.9 36.8 33.7 33 28.1
7 Ý 26.1 25.8 24.3 27.8 26.2 26.7 24.8
8 Braxin 25.8 26.2 25.2 25.1 25.7 25.2 24.8
9 Ấn Độ 23.9 24.6 23.8 22 19.3 18.2 18.1
10 Ucraina 23.5 25.6 22.3 22.3 24.1 32.6 41.8
11 Pháp 20.2 19.8 17.6 18.1 18 17.1 18
12 Anh 17.3 18.5 18 17.6 17.3 16.6 16.2
13 Đài loan 16.9 16 12.4 11.6 11.6 12 10.7
14 Canada 15.8 15.6 14.7 14.4 13.9 14.4 13.9
15 Tây ban nha 14.9 13.7 12.2 13.8 13.4 13 12.3
16 Mêhicô 14.1 14.3 13.2 12.1 10.3 9.3 8.5
b/ Lịch sử phát triẻn của nghành cán thép Việt Nam.
Trước năm 1960 , nghành cán thép Việt Nam coi như không có . Trước năm 1954,các loại thép dường như nhập từ pháp về, sau 1954 thép nhập về nước ta từ các nước Liên Xô cũ , Trung Quốc và các nước Đông Âu. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960 đến 1965) nhà nước ta đầu tư xây dựng khu gang thép Thái Nguyên dưới sự giúp đở của Trung Quốc , vì chiến tranh cho nên công cuộc xây dựng phải dở dang. Năm 1975,nhà cán thép Già Sàng,Thai Nguyên vào hoạt động với năng suất 5 vạn tấn/năm (nay 10 vạn tán/năm) đây nhà cán thép đầu tiên cs thên miền Bắc nhờ sự giúp đở của Đức. Miền Nam giải phóng ta tiếp nhận một vài nhà máy cán thép hình cỡ nhỏ. Đến năm 1978 nhà máy cán thép Lưu Xá , Thái Nguyên có năng suất 12 vạn tấn/năm đã đi vcào hoạt động. Cho đến 1986 cã nước chỉ đạt khoảng 20 vạn tấn thép cán/năm.Từ khi công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo ngành cán thép đã phát triển khá mạnh mẽ.Các xí nghiệp liên doanh cán thép giữa Việt Nam và nước ngoài dã hình thành.Thép của chúng ta đã phục vụ cho xây dựng và xuất khẩu.
Từ chổ phải đưa ra nước ngoài mài lại trục cán và phải nhờ chuyên gia nước ngoài tiện các lổ hình trục cán trong những thập kĩ 60 và 70 đến nay các nhà cán thép Việt Nam đã thiết kế chế tạo được những má cán hình cỡ lớn 650, máy cán hình cỡ nhỏ và cỡ vừa. Ngoài ra họ còn có khả năng thiết kế những khu liên hợp gang thép quy mô vừa và nhỏ có năng suất từ 1 đến 3 triệu tấn / năm. Nhiều chuyên gia cán thép Việt Nam đã giữ chức tổng giám đốc,phó tổng giám đốc ở các công ty liên doanh
C: PHÂN LOẠI MÁY CÁN VÀ THIẾT BỊ CÁN.
I: Phân lóại máy cán.
1.Phân oại máy cán theo cách bố trí.
Dựa vào cách bố trí máy hoặc số trục cán cs trên máy mà đặt tên cho nó như máy có một giá , máy có 2 trục đảo chiều , máy cán 3 trục , máy cán 4 trục, mý cán hành tinh,máy cán vạn năng ,máy cán bàn liên tục,máy cán liên tục.v.v….
Thiết kế máy cán thép vằn. Kích thước của sản phẩm thép vằn phi 14
No comments:
Post a Comment