Monday, September 22, 2014

Xây dựng quy trình công nghệ hàn để chế tạo kết cấu bộ phận của máy kéo

Xây dựng quy trình công nghệ hàn để chế tạo kết cấu bộ phận của máy kéo luôn luôn làm việc ở chế độ chịu tải trọng cao


 


8a


8b


8c


Mô tả đồ án: Gồm các file như ảnh trên

Giá: 400.000vnđ – Mã số: doantotnghiep.me_H000008
Tải đồ án


MỤC LỤC


Trang


Đề tài đồ án……………………………………………………………….03


Lời nói đầu………………………………………………………………..05


Nhận xét của giảng viên…………………………………………………..06


 


PHẦN I : PHÂN TÍCH KẾT CẤU……………………………………………………..07


1.1. Chi tiết số 1………………………………………………………………….07


1.2. Chi tiết số 2…………………………………………………………………08


1.3. Chi tiết số 3 …………………………………………………………………08


1.4. Chi tiết số 4………………………………………………………………….09


1.5. Chi tiết số 5………………………………………………………………….09


1.6. Chi tiết số 6……………………………………………………………….…10


1.7. Chi tiết số 7……………………………………………………………….…10


1.8. Chi tiết số 8………………………………………………………………….11


 


PHẦN II : CHỌN VẬT LIỆU CHẾ TẠO KẾT CẤU………………………………12


 


2.1. Vật liệu chế tạo………………………………………………………………12


2.2. Chọn vật liệu que hàn………………………………………………………..13


 


PHẦN III : QUY TRÌNH CHẾ TẠO CHI TIẾT……………………………………14


 


3.1. Chi tiết số 1………………………………………………………………….14


3.2. Chi tiết số 2………………………………………………………………….16


3.3. Chi tiết số 3………………………………………………………………….18


3.4. Chi tiết số 4…………………………………………………………………..20


3.5. Chi tiết số 5……………………………………………………………….…22


3.6. Chi tiết số 6……………………………………………………………….…24


3.7. Chi tiết số 7………………………………………………………………….26


3.8. Chi tiết số 8…………………………………………………………….……28


 


PHẦN IV : CHỌN PHƯƠNG PHÁP HÀN……………………………….…………31


PHẦN V: CHỌN THIẾT BỊ HÀN……………………………………………………32


PHẦN VI : CHỌN LIÊN KẾT HÀN VÀ MỐI HÀN THỰC HIỆN…………….…34


Phần VII : TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ HÀN……………………………………………….35


 


7.1.   Tính toán chế độ hàn cho mối hàn t1 ………………………………………..35


7.2.   Tính toán chế độ hàn cho mối hàn t6…………………………………………40


 


Phần VIII : XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ KIỂM


             TRA CƠ TÍNH CỦA MỐI HÀN…………………44


8.1. Xác định thành phần hóa học của mối hàn……………………………………44


8.2.Kiểm tra cơ tính của mối hàn ……………………………………………………………………….45    


 


PHẦN IX: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ HÀN ĐỂ


               CHẾ TẠO KẾT CẤU……………………………………………………………48


9.1. Nguyên công 1……………………………………………………………….48


9.2. Nguyên công 2……………………………………………………………….49


9.3. Nguyên công 3……………………………………………………………….49


9.4. Nguyên công 4……………………………………………………………….50


9.5. Nguyên công 5………………………………………………………………52


9.6. Bảng quy trình pWPS……………………………………………………….53


 


PHẦN X : CHỌN PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KẾT CẤU………………55


PHẦN XI : KẾT LUẬN…………………………………………………….…57


TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..58


 


TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN – KHOA CƠ KHÍ                          


     Bộ môn: Hàn và Công nghệ Kim loại                                                      


          


ĐỒ ÁN: CÔNG NGHỆ HÀN NÓNG CHẢY


 


Sinh viên TH: Nguyễn Văn Thành                              Lớp: – Khoa Cơ khí.


Đề tài: Xây dựng quy trình công nghệ hàn để chế tạo kết cấu cho như hình vẽ.


1.Nội dung phải hoàn thành:


  • Lời nói đầu

  • Phân tích kết cấu cần chế tạo đưa ra yêu cầu kỹ thuật và giải pháp công nghệ

  • Chọn vật liệu chế tạo kết cấu

  • Quy trình công nghệ chế tạo các chi tiết

  • Chọn phương pháp hàn

  • Chọn vật liệu hàn

  • Chọn liên kết hàn

  • Tính toán chế độ hàn

  • Xác định thành phần hoá hoc và kiểm tra cơ tính mối hàn

  • Lập quy trình công nghệ hàn để chế tạo kết cấu

  • Chế tạo đồ gá hàn (nếu cần)

  • Chọn phương pháp kiểm tra

  • Kết luận

2.Các bản vẽ phải thực hiện:


+ Bản vẽ chế tạo các chi tiết


+ Bản vẽ khai triển nếu cần thiết


+ Bản vẽ quy trình gá lắp hàn kết cấu phải chế tạo A0.


 


Giảng viên hướng dẫn:                     Ngày giao đề: Ngày 9 tháng 4 năm 2010


 


     Đinh Văn Bân                         Ngày hoàn thành: Ngày 20 tháng 5 năm 2010


 


 


 


Đề 21


Kết cấu là một bộ phân của máy kéo luôn luôn làm việc ở chế độ chịu tải trọng cao .


 


 


 


LỜI NÓI ĐẦU


 


     Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ hàn cũng đã và đang phát triển không ngừng. Với sự phát triển mạnh mẽ đó, công nghệ hàn đã đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, làm thay đổi bộ mặt trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.


Với hơn 130 phương pháp hàn khác nhau, công nghệ hàn cho phép kết nối nhiều kết cấu từ đơn giản đến phức tạp, các kết cấu và chi tiết có kích thước nhỏ đến các kết cấu có kích thước lớn. Ngoài ra nó còn cho phép liên kết nhiều loại vật liệu có bản chất khác nhau… Việc ứng dụng hàn đã trở nên phổ biến trong nhiều mặt của đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao. Cũng chính vì vậy, công việc của các kỹ sư hàn ngày càng trở nên quan trọng hơn, đòi hỏi các sản phẩm không những đủ yêu cầu về mặt kỹ thuật như độ cứng vững, độ bền… mà còn đòi hỏi cao về mặt kinh tế, thẩm mỹ như: kết cấu đơn giản nhỏ gọn, lắp đặt nhanh chóng, chất lượng cao và giá thành hạ nhất…


Nhằm giúp sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế, đồ án môn học “Công nghệ hàn nóng chảy” ban đầu cho sinh viên có được những cái nhìn cơ bản về công việc tính toán, thiết kế, có khả năng làm chủ tư duy đã ghóp phần phục vụ đắc lực cho công việc sau này.


Sau một thời gian tìm hiểu, với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Đinh Văn Bân, em đã hoàn thành bản đồ án này. Tuy nhiên do năng lực có hạn đồ án chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô cũng như các bạn để bản đồ án được hoàn chỉnh hơn. em xin chân thành cám ơn!


 


 


                                                   Bắc Ninh ,Ngày 14 tháng 5 năm 2011


 


 


 


 


 


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN.


 


Bắc Ninh, ngày … tháng … năm 2011


Giảng viên


 


 


 


PHẦN I


PHÂN TÍCH KẾT CẤU


 


Kết cấu được chế tạo là “ Một bộ phận của máy kéo “ làm việc ở chế độ tải trọng động được chế tạo từ vật liệu tấm và vật liệu đúc.


Kích thước của chi tiết:


Chiều dài của kết cấu là: 1100 mm


Chiều rộng của kết cấu là: 734 mm


Chiều cao của kết cấu là: 600 mm


Một bộ phận của máy kéo có 8 chi tiết khác nhau được lắp ghép với nhau bắng phương pháp hàn điện nóng chảy. Do kết cấu được làm việc trong môi trường chịu tải trọng động. Do đó yêu cầu đối với các mối hàn giữa các chi tiết với nhau phải có độ bền, độ kín cao đòi hỏi các mối hàn không được nứt nóng khi hàn không được nứt nguội sau khi hàn và trong quá trình làm việc.


Mỗi một chi tiết trong kết cấu có hình dạng và kích thước khác nhau có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.


1.1. Chi tiết số 1


Số lượng có 3 chi tiết


Chi tiết số 1 có hình dạng và kích thước như hình vẽ ,có chiều dày S= 20 mm được chế tạo từ thép tấm.


Chi tiết số 1 được lắp ghép với chi tiết số 2,3,4,5,6,7 và số 8 bằng mối ghép mối hàn góc chữ T và chi tiết 1 có tác dụng để đỡ chi tiết số 6.


1.2. Chi tiết số 2


Số lượng có 1 chi tiết.


Chi tiết số 2 có hình dạng và kích thước như hình vẽ ,có chiều dày S= 20 mm được chế tạo từ thép tấm.


Chi tiết số 2 được lắp ghép với chi tiết số 1, 4,6, và số 6 bằng mối ghép mối hàn góc chữ T và có tác dụng tăng cứng cho kết cấu .


1.3. Chi tiết số 3


Số lượng có 1 chi tiết.


Chi tiết số 3 có hình dạng và kích thước như hình vẽ ,có chiều dày S= 20 mm được chế tạo từ thép tấm.


Chi tiết số 3 được lắp ghép với chi tiết số 1, 4 và số 6 bằng mối ghép mối hàn góc chữ T và có tác dụng tăng cứng cho kết cấu.


 


1.4. Chi tiết số 4


Số lượng có 1 chi tiết.


Chi tiết số 4 có hình dạng và kích thước như hình vẽ ,có chiều dày S= 20 mm được chế tạo từ thép tấm.Chi tiết 4 có ở giữa tấm đêcố định chi tiết 4 với các chi tiết khác.


Chi tiết số 4 được lắp ghép với chi tiết số 1, 2 và số 3 bằng mối ghép mối hàn góc chữ T.


1.5. Chi tiết số 5


Số lượng có 1 chi tiết.


Chi tiết số 5 có hình dạng và kích thước như hình vẽ ,có chiều dày S= 10 mm được chế tạo từ thép tấm.


Chi tiết số 5 được lắp ghép với chi tiết số 1 bằng mối ghép mối hàn góc chữ T.


1.6.Chi tiết số 6


Số lượng 1 chi tiết


Chi tiết có dạng trụ bậc rỗng được chế tạo bằng phương pháp đúc với các kích thước: Đường kính ngoài lớn nhất ø339 mm có chiều dài là 910 mm, sau đó được hạ bậc ở 1 đầu còn lại có đường kính ngoài là ø300 mm có chiều dài là 760mm, đường kính lỗ là ø270 mm xuyên nốt chiều dài của chi tiết có tổng chiều dài là 100 mm.


Chi tiết số 6 được lắp ghép với chi tiết số 1,2,3.7 và 8 bằng mối ghép hàn góc chu T.


1.7. Chi tiết số 7.


Số lượng có 1 chi tiết.


Chi tiết số 7 có hình dạng và kích thước như hình vẽ ,có chiều dày S= 20 mm được chế tạo từ thép tấm.Chi tiết 4 có ở giữa tấm đêcố định chi tiết 4 với các chi tiết khác.


 


Chi tiết số 7 được lắp ghép với chi tiết số 1, và số 6 bằng mối ghép mối hàn góc chữ T và có tác dụng tăng cứng cho kết cấu


1.8. Chi tiết số 8.


Số lượng có 1 chi tiết.


Chi tiết số 8 có hình dạng và kích thước như hình vẽ ,có chiều dày S= 20 mm được chế tạo từ thép tấm.


Chi tiết số 8 được lắp ghép với chi tiết số 1, và số 6 bằng mối ghép mối hàn góc chữ T và có tác dụng tăng cứng cho kết cấu.


 


 


PHẦN II : CHỌN VẬT LIỆU CHẾ TẠO KẾT CẤU


2.1. Vật liệu chế tạo.


Kết cấu ở đây là một bộ phận của máy kéo. Như phân tích kết cấu ở phần I chúng ta đã biết một bộ phận của máy kéo được chết tạo từ nhiều chi tiết (8 chi tiết), trong đó mỗi chi tiết có chức năng và có điều kiện làm vệc khác nhau dẫn đến phải căn cứ các yêu cầu kĩ thuật của kết cấu và điều kiện làm việc ccủa từng chi tiết khác nhau để chọn vật liệu chế tạo kết cấu sao cho hợp lí nhất. Tức là vừa đảm bảo chất lượng tốt, đảm bảo chết tạo có năng suất cao hay vật liệu đó đảm bảo cả hai chỉ tiêu kinh tế và yêu cầu kĩ thuật.


Các chi tiết thường được chế tạo từ hai vật liệu chính là loại các chi tiết được chế tạo từ các vật liệu tấm và các chi tiết được chế tạo từ các vật liệu không phải vật liệu tấm ( phôi đúc, rèn, rập…)


Trong thực tế các chi tiết được chế tạo từ vật liệu tấm hay được sủ dụng hơn và chiếm một khối lượng lớn.


Một bộ phận của máy kéo làm việc ở chế độ chịu tải trọng động do đó khi ta chọn vật liệu cần được đảm bảo các chỉ tiêu cơ tính: tính bền giới hạn chảy và yêu cầu vật liệu phải có tính hàn tốt ttức là khi hàn chúng ta không cần đến các biện pháp hàn đặc biệt mà vẫn nhận được mối hàn có chất lượng tốt không bị nứt nóng hay nứt nguội sau khi hàn, nhận được mối hàn có chất lượng có độ bền cao. Từ những yêu cầu trên chúng em chọn dùng thép CT38 ( TCVN) hay là thép CT3C ( OCT 380-71) với thành phần hóa học được tra THEO BẢNG 1 III <219> HD ĐAMH như sau:


 













Kí hiệu mác thépThành phần hóa học (%)
CMnSiPS
CT380,14 ÷0,220,4 ÷0,650,12 ÷0,3

Về cơ tính của thép CT38 ta tra bảng 2 –III <221> HD ĐAMH.


 












Kí hiệu mác thépChiều dày mmĐộ bềnGiới hàn chảyĐộ giãn dài tương đối
CT386 ÷ 20380 ÷49025026

Tương đương AISC/ASD của Mỹ, ta có bảng sau:















Kí hiệu mác thépThành phần hóa học (%)
CMnSiPS
A360,180,9 ÷1,60,15 ÷0,5<0,035<0,035

Về cơ tính của thép CBT38 ta tra bảng 2 –III <221> HD ĐAMH.












Kí hiệu mác thépChiều dày mmĐộ bền N/mm2Giới hàn chảy N/mm2Độ dẻo( %)
A366 ÷ 20490 ÷64035521

2.2. Chọn vật liệu que hàn


Bộ phận máy kéo khi hàn xong yêu cầu thành phần kim loại mối hàn phải tương đương với thành phần kim loại cơ bản và việc hình thành mối hàn tốt khi tiến hành hàn ở các vị trí hàn bằng, hàn ngang.


Để mối hàn đảm bảo về cơ tính và yêu cầu kỹ thuật thì kim loại của mối hàn phải gần bằng kim loại cơ bản về cơ tính cũng như thành phần hoá học. Căn cứ vào thành phần hoá học của kim loại cơ bản mà ta chọn que hàn E6013 (AWS 5.1).


  • Là loại que hàn dùng để hàn thép cácbon thấp và thép hợp kim thấp vỏ thuốc bọc Rutil-95% oxit Tital. Cơ tính mối hàn tốt.

  • Đây là que hàn thông dụngcó thể sử dụng với cả dòng 1 chiều hoặc xoay chiều (DC±/AC), điện áp mồi thấp ngay cả với dòng xoay chiều (40-50V).

  • Hàn được các tư thế hàn bằng, leo, trần, ngang (F,V,O,H), hình dạng mối hàn đẹp do xỉ có độ nhớt cao, xỉ dễ bong sau khi hàn, cháy êm và ổn định, không bắn tóe, ít khói.

  • Tương đương với các loại que: E432 (TCVN 3223:2000 ), E6013 (AWS), D4303 (JIS), E380RC11 (DIN).

Thành phần hoá học của kim loại đắp (%).















Loại que hànThành phần hoá học %
CSiPSMn
E6013≤ 0,090,2 – 0,35≤ 0,03≤ 0,030,4 – 0,7

Cơ tính mối hàn.










Độ bền kéo

(N/ mm2)

Độ giản dài

(%)

Độ bền va đập

(J) O0C

Giới hạn chảy

(N/ mm2)

510 – 560> 22> 60> 380

 


PHẦN III


QUY TRÌNH CHẾ TẠO CHI TIẾT


3.1. Chi tiết số 1.


Số lượng có 1 chi tiết


Được gia công từ thép tấm


Các bước chế tạo :


Bước 1 : lấy dấu


Khi lấy dấu phải đảm bảo độ chính xác để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cắt sau này.


Vì vật liệu có chiều dày là S = 20 mm, ta phải chọn bề mặt cắt rộng là 4 mm. Kích thước vạch dấu của chi tiết = Kích thước thực của chi tiết + lượng dư gia công.


Luợng dư gia công = Bề rộng rãnh cắt + Lượng dư gia công tiếp theo.


Lượng dư gia công tiếp theo được lấy bằng 1 mm.


Từ đó ta có kích thước vạch dấu như sau »


Khoảng cách tâm = + 2( ) = mm


Cung tròn trong = = mm


Cung tròn ngoài : = = mm



Xây dựng quy trình công nghệ hàn để chế tạo kết cấu bộ phận của máy kéo

No comments:

Post a Comment