Friday, October 31, 2014

Thiết kế quy trình công nghệ gia công thân bơm dầu trục xoắn. Ứng dụng bộ công cụ solidword mô phỏng quá trình chuyển động của bơm dầu

Thiết kế quy trình công nghệ gia công thân bơm dầu trục xoắn. Ứng dụng bộ công cụ solidword mô phỏng quá trình chuyển động của bơm dầu


38 38a 38b 38c 38d 38e


https://www.youtube.com/watch?v=iQkpwifjILM



38f


Mô tả đồ án: Gồm các file như ảnh trên bao gồm tất cả các file 3D, xuất bản vẽ ra PDF, CAD, video mô phỏng cấu tạo + nguyên lý hoạt động+ THuyết minh

Giá: 450.000vnđ – Mã số: doantotnghiep.me_CTM0000038
Tải đồ án


MỤC LỤC


Trang


Lời nói đầu                                                                                                                 1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BƠM THỦY LỰC                                              2


1.1. Khái niệm về bơm dầu:                                                                                       2


1.2. Các loại bơm dầu:                                                                                                4


CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BƠM TRỤC XOẮN


2.1. Nghiên cứu, chế tạo và sử dụng bơm trục vít trên thế giới                               8


2.2. Nghiên cứu chế tạo và sử dụng bơm trục vít tại Việt Nam                                 9


CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VỀ BƠM TRỤC XOẮN


3.1. Nguyên lý hoạt động và các thông số kỹ thuật của bơm dầu trục xoắn          10


3.2. Chức năng làm việc của các chi tiết trong bơm dầu trục xoắn                         11


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THÂN BƠM TRỤC XOẮN, XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT


4.1. Phân tích chi tiết gia công                                                                               13


4.1.1. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết                                                     13


4.1.2. Phân tích yêu cầu kỹ thuật của chi tiết                                                            13


4.1.3. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết                                        13


4.2. Xác định dạng sản xuất                                                                                       14


4.3. Chọn phương pháp chế tạo phôi                                                                      14


4.4. Bản vẽ chi tiết lồng phôi                                                                                   15


CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG THÂN BƠM


5.1. Xác định đường lối công nghệ                                                                            16


5.2. Chọn phương pháp gia công cuối cùng                                                             16


5.3. Chuẩn định vị để gia công chi tiết dạng hộp                                                     16


5.4. Lập bảng trình tự nguyên công và sơ đồ định vị                                             17


5.5. Thiết kế nguyên công                                                                                       18


CHƯƠNG 6: TRA BẢNG LƯỢNG DƯ VÀ CHẾ ĐỘ CẮT


6.1. Tra lượng dư cho các bề mặt                                                                                 25


6.2. Tra chế độ cắt cho các nguyên công                                                                  26


CHƯƠNG 7: TÍNH THỜI GIAN GIA CÔNG CƠ BẢN


7.1. Nguyên công 1: Phay mặt dưới                                                                            32


7.2. Nguyên công 2: Khoan khoét doa lỗ bắt bulông nền 33


7.3. Nguyên công 3: Phay hai mặt bên                                                                         34


7.4. Nguyên công 4: Khoét, doa hai lỗ giao nhau                                                          34


7.5. Nguyên công 5: Khoan tarô lỗ ren M12                                                               35


7.6 Nguyên công 6: Tarô hai cửa dầu                                                                           35


7.7. Nguyên công 7: Mài hai lỗ giao nhau                                                                    36


CHƯƠNG 8: TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM


8.1 Giá thành phôi                                                                                                          37


8.2 Chi phí trả lương                                                                                                     37


8.3 Giá thành điện năng                                                                                                         38


8.4 Chi phí sử dụng dụng cụ                                                                                                38


8.5 Chi phí khấu hao máy                                                                                                      38


8.6 Chi phí sửa chữa máy                                                                                                    39


8.7 Chi phí sử dụng đồ gá                                                                                                  39


8.8 Tính giá thành sản xuất một chi tiết                                                                          40


CHƯƠNG 9: THIẾT KẾ 3D MÁY BƠM TRỤC XOẮN


9.1. Chọn phần mềm vẽ                                                                                                       41


9.2. Các chi tiết trong máy bơm trục xoắn                                                                       42


9.3. Quá trình tháo lắp                                                                                                          46


Kết luận                                                                                                                                  51


 


 


LỜI NÓI ĐẦU


Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghệ chế tạo máy nói riêng là một ngành rất quan trọng. Vì chính nơi đây các thiết bị máy móc được sản suất để sau đó đem phục vụ các ngành công nghiệp khác.


Một ngành công nghiệp nào đó muốn phát triển thì trang bị máy móc phải thật sự hiện đại. Nhằm hạn chế tối đa việc nhập các loại máy móc và nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm cùng loại thì việc tính toán gia công các chi tiết máy phải được tối ưu. Vì vậy việc nghiên cứu tính toán lập quy trình công nghệ cho các chi tiết đó là hết sức cần thiết


Trong một số thiết bị máy móc, máy bơm là bộ phận không thể thiếu để vận chuyển chất lỏng, tạo áp suất, vận tốc cao phục vụ với các mục đích khác nhau như trong các máy công cụ, trong ô tô, trong lĩnh vực thuỷ lực…


Để thiết kế chế tạo máy bơm đòi hỏi người thực hiện phải hiểu biết về các máy bơm hiện có, các thiết bị máy móc truyền thống cũng như hiện đại, các phương pháp gia công, và phải nắm được quy trình công nghệ chế tạo các chi tiết trong máy bơm để đạt các yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cho các chi tiết trong máy bơm.


Với yêu cầu đó nội dung của đồ án là “Thiết kế quy trình công nghệ gia công thân bơm dầu trục xoắn. Ứng dụng bộ công cụ solidword mô phỏng quá trình chuyển động của bơm dầu                                                                                Sinh viên:


 


 


Nguyễn Thế Linh


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


                         CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI MÁY BƠM THUỶ LỰC


  • Khái niệm về bơm dầu:

Bơm dầu là một cơ cấu biến đổi năng lượng dùng để biến đổi cơ năng thành động năng và thế năng (dưới dạng áp suất) của dầu. Trong hệ thống dầu ép chỉ dùng loại bơm thể tích, tức là loại bơm thực hiện việc biến đổi năng lượng bằng cách thay đổi thể tích các buồng làm việc. Khi thể tích buồng dầu làm việc tăng, bơm hút dầu thực hiện chu kỳ hút. Khi thể tích giảm, bơm đẩy dầu ra thực hiện chu kỳ nén. Nếu trên đường dầu ra ta đặt một vật cản (thí dụ như đặt van), dầu bị chặn sẽ tạo nên một áp suất nhất định. Áp suất này phụ thuộc vào độ lớn của sức cản và kết cấu của bơm.


1.2. Các loại bơm dầu:


1.2.1. Bơm bánh răng:


Bơm bánh răng là loại bơm được sử dụng rộng rãi nhất, vì nó có kết cấu đơn giản, chế tạo dễ. Bơm bánh răng có các loại sau:


  1. Bơm bánh răng ăn khớp ngoài:

Hình 1.1


Hình 1.1 là sơ đồ nguyên lý của bơm bánh răng ăn khớp ngoài. Các buồng làm việc của bơm được tạo nên bằng thành bơm và các biên dạng của răng. Thể tích của buồng hút và buồng nén được thay đổi do các răng ra khớp và vào khớp với nhau và do đó thực hiện chu kỳ hút và nén chất lỏng


Thân bơm có hai lỗ đối nhau. Nếu bánh răng quay theo chiều mũ tên thì lỗ A hút dầu vào lỗ B đẩy dầu ra. Lỗ hút dầu vào được đặt ở phía ra khớp của bánh răng. Dầu ở đây sẽ choáng lấy các rãnh răng, và các răng đưa dầu sang buồng nén đặt ở phía các răng vào khớp. Khi các răng vào khớp, khoảng 1/10 thể tích dầu còn đọng lại ở chân răng bị nén lại, áp suất ở đáy chân răng tăng đột ngột, tạo thành một lực hướng kính tác dụng va đập vào răng và ổ trục.


Nhược điểm khác của bơm bánh răng là sự chênh lệch áp suất giữa hai buồng vào và ra, tạo nên một tải trọng không cân xứng, làm chóng mòn bánh răng, thành thân bơm cũng như các ổ trục. Lưu lượng dầu bị thay đổi theo thời gian, tạo thành độ nhấp nhô của lưu lượng dầu, và độ nhấp nhô này phụ thuộc vào số răng, môđun và hệ số ăn khớp của bánh răng.


  1. Bơm bánh răng ăn khớp trong:

hình 1.2


Nguyên tắc làm việc của bơm bánh răng ăn khớp trong như sau: Bánh răng (1) quay bánh răng ăn khớp trong (5) làm cho bánh răng ăn khớp trong chuyển động trong thân bơm (3). Buồng vào (1) ngăn cách bởi buồng ra (8) bằng vành chắn (4) hình lưỡi liềm. Khi các răng ra khớp, chất lỏng ở buồng (1) choáng toàn bộ thể tích các rãnh răng của bánh răng ăn khớp ngoài và bánh răng ăn khớp trong. Bánh răng tiếp tục quay, tải dầu đi ngang qua vành chắn (4) và đưa vào buồng dầu B đẩy ra ngoài.


Ưu điểm của bơm bánh răng ăn khớp trong là có kích thước bé hơn và tổn thất thể tích nhỏ hơn bơm bánh răng ăn khớp ngoài khi có cùng một lưu lượng và dung sai chế tạo, nhưng chế tạo loại bơm này phức tạp hơn.


Ứng dụng của bơm bánh răng: Hiện nay bơm bánh răng được sử dụng nhiều trong các loại máy móc thiết bị. Dải áp suất mà bơm này có thể tạo ra từ 10 200 bar


  • Bơm cánh gạt

Nguyên lý hoạt động của nó như sau:


Rôto được đặt trong stato với độ lệch tâm e. trên thân rôto có các rãnh để các cánh gạt có thể di động theo hướng kính. Để giảm lực tiếp xúc giữa các đầu cánh gạt và thành stato do tác dụng của lực li tâm người ta cho cánh gạt chuyển động cưỡng bức trong rãnh. Khi rôto quay, các con lăn (hay con trượt) lắp ở hai bên cánh gạt di động của rôto, của bơm trong rãnh, các thể tích được tạo nên giữa hai cánh gạt và các bề mặt stato luôn thay đổi.


Bơm cánh gạt cũng là loại bơm được sử dụng rộng rãi sau bơm bánh răng và dùng chủ yếu ở hệ thống có áp suất thấp và trung bình. Bơm cánh gạt đảm bảo một lưu lượng đều hơn, hiệu suất thể tích cao hơn do vậy rất thích hợp dùng trong các hệ thống dầu ép của máy công cụ.


Kết cấu của bơm cánh gạt có nhiều loại khác nhau, nhưng có thể chia thành hai loại chính:


– Bơm cánh gạt có tác dụng đơn, gọi tắt là bơm cánh gạt đơn


– Bơm cánh gạt có tác dụng kép, gọi tắt là bơm cánh gạt kép


  1. Bơm cánh gạt đơn

Bơm cánh gạt đơn là loại bơm mà khi trục quay một vòng nó thực hiện một chu kỳ làm việc bao gồm một lần hút và một lần nén.


Hình 1.3


  1. Bơm cánh gạt kép

Bơm cánh gạt kép là loại bơm mà khi trục nó quay một vòng, thể tích giữa các cánh gạt có hai lần tăng và hai lần giảm, tức nó thực hiện hai lần hút và hai lần nén. Kết cấu của nó đối xứng, nên trục được cân bằng, có thể sử dụng ở hệ thống có áp suất cao vì thế loại này được sử dụng rộng rãi hơn bơm cánh gạt đơn


Hình 1.4


 


 


  • Bơm pittông

Bơm pittông là loại bơm dựa trên nguyên tắc thay đổi thể tích của cơ cấu pittông- xilanh. Vì bề mặt làm việc của cơ cấu này là mặt trụ tròn, do đó dễ dàng đạt được độ chính xác gia công cao, đảm bảo hiệu suất tổn thất thể tích tốt, có thể tạo được áp suất lớn.


Bơm pittông được sử dụng ở hệ thống dầu ép cần áp suất cao và lưu lượng lớn như máy chuốt, máy nén…Dựa trên cách bố trí pittông có thể phân thành hai loại:


– Bơm pittông hướng kính


– Bơm pittông hướng trục


  1. Bơm pittông hướng kính:

Bơm pittông hướng kính là loại bơm pittông có nhiều pittông chuyển động theo hướng kính của rôto. Khi làm việc dưới tác dụng của lực ly tâm, các pittông luôn tỳ sát và mặt trong của thành bơm đặt lệch tâm với rôto, làm pittông bị cưỡng bức thực hiện chuyển động thẳng đi về. Trên cơ sở đó thực hiện hút và nén chất lỏng


Hình 1.5


  1. Bơm pittông hướng trục:

Là loại bơm pittông có pittông đặt song song với trục của rôto. Bơm píttông hướng kính có ưu điểm hơn so với bơm píttông hướng kính là kích thước của nó nhỏ gọn hơn.


– Nguyên lý làm việc: bơm gồm có các pittông (1) đặt song song với trục của rôto (2) và luôn tỳ sát vào đĩa nghiêng (3) nhờ lò xo (4). Khi rôto chuyển động quay buộc pittông 1 di chuyển về, thực hiện quá trình hút và nén. Các xilanh của pittông (1) đều có lỗ thông với các rãnh của đĩa dẫn dầu. Trong quá trình quay, những pittông nào ở vùng rãnh phía trên(theo hình vẽ) thực hiện quá trình hút và ở vùng rãnh dưới thực hiện quá trình nén.


Hình 1.6


  • Bơm trục vít:

Với yêu cầu lưu lượng bơm lớn mà các bơm giới thiệu trên không đáp ứng được ta có thể sử dụng loại bơm trục vít.


Bơm trục vít có những ưu điểm sau:


– Kết cấu đơn giản dễ chế tạo


– Lưu lượng lớn


– Hiệu suất cao: ở trong tình trạng biến đổi của chất lỏng đầu vào và lượng chất lỏng bơm, hiệu suất vẫn giữ không thay đổi:


– Không bị tắc nghẽn bởi các tạp chất có trong chất lỏng


– Bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng.


– Số vòng quay thấp


Với những ưu điểm trên bơm trục xoắn được sử dụng để bơm dầu với mục đích bơm lưu lượng (máy bơm có lưu lượng lớn)


Với những ưu điểm trên ta chọn bơm dầu trục vít để thiết kế chế tạo:


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BƠM TRỤC XOẮN


  • Nghiên cứu, chế tạo và sử dụng bơm trục vít trên thế giới

Từ thời Hy lạp- ác Si Mét đã đề xuất một loại máy bơm dựa trên nguyên lý xoắn để cấp nước tưới ruộng đồng.


Máy bơm vít xoắn làm việc theo nguyên lý đề xuất của ác Si Mét được gọi là máy bơm trục vít ác Si Mét. Bơm trục vít thời ác Si Mét có cấu tạo rất sơ sài. Bơm gồm một ống hình trụ hình tròn to và thô chạy bao vòng quanh một trục hình trụ theo kiểu xoắn ốc từ dưới lên trên. Khi dùng sức người để quay trục thì nước sẽ được đưa lên cao theo ống tròn hình xoắn.


Vào giữa thế kỷ thứ IV, người La Mã dùng bơm trục vít cho các hệ thống cung cấp nước với số lượng lớn. Người Tây Ban Nha dùng bơm trục vít để vận chuyển sa khoáng. Các bơm trục vít thời kỳ này đều được kéo bằng sức người hoặc sức động vật


Đến thế kỷ thứ XIV, ở Châu Âu, bơm trục vít được dùng để tạo các thác nước phục vụ đời sống. Vào thời kỳ phục hưng, Leonardo De Vince (2452-1591) đã nghiên cứu và cảI tiến bơm trục vít ác Si Mét bằng cách dùng các lá xoắn thay thế cho các ống tròn xoắn, tăng độ lớn của khoang chứa nước, nâng cao năng lực vận chuyển chất lỏng. Các nước ở gần bờ biển Bắc Hải Ban Tích như Hà Lan, Đan Mạch, Phần Lan,… có địa thế rất thấp với nhiều vùng đất nằm dưới mục nước biển, do vậy cần số lượng lớn bơm để tiêu úng. Khi ấy các bộ phận của bơm trục vít được làm bằng gỗ. Người Hà Lan đã lợi dụng sức gió để kéo bơm trục vít.


Đến thế kỷ thứ XIX, các quốc gia Châu Âu đã dùng bơm trục vít phục vụ cấp nước. Đức và Pháp bắt đầu sử dụng bơm Ac Si Mét vào những năm 1880. Sauk hi bơm trục vít hiện đại ra đời vào năm 1920, một số nước châu âu đã nghiên cứu cải tiến để dùng vào việc tiêu úng và cung cấp nước. Đến năm 1930, ở Hà Lan đã có khoảng 300 máy bơm trục vít, trong đó, sức gió làm động lực chủ yếu và nhiều bơm được chế tạo bằng gỗ.


Sau thế chiến thứ II, bơm trục vít được dùng trong lĩnh vực cấp thoát nước. Trong các công trình sử lý nước thải phục vụ cho các nhà máy công nghiệp.


Hiện nay, bơm trục vít được thiết kế và chế tạo tại các hãng chuyên ngành như Spaans (Hà Lan), Giroud – Olma (Thụy Sỹ), Lappenrannen (Phần Lan), Ailen Gwynes(Anh), Man, Holscher, Dambach, Rits (Đức), Mitsubishi, Shiko (nhật)…


Các hãng sản xuất bơm trục vít đã đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế và hoàn thiện công nghệ chế tạo các chi tiết cơ bản của bơm, xây dựng quy trình công nghệ lắp đặt bơm trục vít, đã cho ra đời nhiều kiểu bơm trục vít khác nhau.


 


  • Ngiên cứu và chế tạo bơm trục vít ở Việt Nam

Bơm trục vít được một số hãng như Spaans- Hà Lan đưa vào Việt Nam dùng trong nông nghiệp và công nghiệp. Một số bơm trục vít đã được sử dụng trong các nhà máy công nghiệp như nhà máy giấy, nhà máy hoá chất, nhiệt điện…


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VỀ BƠM DẦU TRỤC XOẮN


Hình 3.1


3.1 Nguyên lý hoạt động và các thông số kỹ thuật của bơm dầu trục xoắn.


3.1.1 Nguyên lý hoạt động:


Hình 3.2


  • Cửa vào(inlet)

  • Vỏ bọc (housing)

  • Trục vít 1(screw rotors)

  • Trục vít 2

  • Cửa ra (outlet)

– Nguyên lý hoạt động của máy bơm trục vít đơn như sau:


Hai Trục vít được bố trí sao cho phần xoắn vít lồi của trục vít 1 gạt trên rãnh của trục vít 2. Đầu tiên dầu đi vào từ cửa vào điền đầy vào rãnh đầu tiên của trục vít 2 sau đó phần đầu của xoắn vít lồi của trục vít 1 quoay tới chặn và gạt cho dầu đi theo rãnh của trục vít 2 cho tới cửa ra và kết thúc một chu kỳ. Khi phần đầu xoắn vít lồi của trục vít 1 không gạt trên phần đầu rãnh của trục vít 2 nữa thì dầu lại được điền đầy vào phần đầu rãnh vít của trục vít 2 và bắt đầu cho một chu kỳ mới. Trong một thời điểm trên một rãnh vít có thể tồn tại nhiều chu kỳ. Số chu kỳ tuỳ thuộc vào chiều dài và bước của vít. Trên trục vít có thể bố trí nhiều mối vít để tăng được công suất của bơm. Trục vít 1 được dẫn động bằng động cơ .Trục vít 2 được dẫn động bằng trục vít 1


3.1.2. Thông số kỹ thuật:


  • Chạy bằng động cơ điện 220v

  • Nguyên tắc làm việc: 2 trục vít

  • Ứng dụng: có thể bơm được các loại dầu nặng, nhựa đường

  • Vị trí đặt : nằm ngang

  • Công suất động cơ 1,3 kw

  • Lưu lượng 1,2 l/ phút

  • Cổng xả d =30 mm

  • Cổng vào d = 40 mm

  • Áp lực xả tối đa p = 25 bar
    • Chức năng làm việc của các chi tiết trong máy bơm:


– Thân bơm: Là bộ phận nâng đỡ, để lắp các chi tiết khác lên, nó tạo buồng chứa dầu để vận chuyển dầu và tạo áp suất cao. Thâm bơm được cố định trên nền bằng các bu lông nghép nền M16


– Trục vít chủ động và trục vít bị động: Là hai bộ phận đặc trưng cho loại bơm dầu trục vít. Hai bộ phận này kết hợp, chuyển động cùng nhau tạo nên các rãnh gạt dầu và ép dầu tạo chuyển động và tạo áp suất cho dầu. Trục vít bị động được dẫn động bằng trục vít chủ động, còn trục vít chủ động thì được dẫn động bằng động cơ thông qua mối ghép then.


– Bạc đỡ: để trục vít bị động và chủ động có thể chuyển động quay tròn được thì ở hai đầu của trục vít phải được nâng đỡ bằng bạc đỡ. Mỗi một bạc đỡ được bố trí một rãnh dầu nhằm mục đích đưa dầu vào bôi trơn cho chuyển động giữa bạc đỡ và trục vít. để tránh cho bạc quay tròn quanh tâm bạc ta vát bạc đi một ít và đặt hai mặt vát của bạc hướng vào nhau.


– Nắp bơm: Nắp bơm có tác dụng chặn chuyển động của bạc và ra khỏi thân bơm, ngăn không cho bụi không khí từ ngoài vào bơm. để không cho dầu từ trong ra ngoài ta bố trí trên nắp bơm các vòng chắn dầu và vòng phớt.


Để lắp cố định nắp bơm trên thân bơm ta dùng mối ghép vít. Để định vị chính xác vị trí của nắp bơm so với thân bơm ta dùng hai chốt định vị


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHI TIẾT THÂN BƠM TRỤC XOẮN XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT VÀ CHỌN PHÔI


4.1 Phân tích chi tiết gia công:


  • Kết cấu các bề mặt phải cho phép thoát dao một cách dễ dàng

  • Các lỗ trên hộp phải cho phép gia công đồng thời trên các máy nhiều trục chính

  • Có thể đưa dao vào để gia công các lỗ, các bề mặt một cách dễ dàng

  • Trên chi tiết không có lỗ tịt

  • Trên hộp không tạo các bề mặt nghiêng so với mặt đáy

  • Trên chi tiết cũng không có các lỗ nghiêng so với bề mặt ăn dao

  • Chi tiết đủ độ cứng vững

  • Bề mặt đáy đủ rộng để làm chuẩn

  • Với chi tiết dạng hộp với sản lượng 50.000 chi tiết ta không nên áp dụng các gia công tiên tiến vì tốn kém và không hiệu quả

4.1.1 Phân tích chức năng làm việc của chi tiết


Chi tiết là bộ phận cơ bản để tạo nên bơm dầu xoắn vít.


  • Phần trong thân bơm là nơi lắp ruột của bơm gồm bạc lót bơm và 2 trục vít

  • Phần mặt đầu dùng để lắp ghép phần chứa ổ đỡ , hộp bánh răng truyền động

  • 2 cửa của thân bơm dùng để dẫn dầu vào và ra

  • Đế thân bơm dùng để cố định bơm trên nền và dùng để gá đặt khi gia công cơ

4.1.2. Phân tích yêu cầu kỹ thuật của chi tiết


  • Độ không phẳng và độ không song song giữa 2 mặt đầu phải nhỏ hơn 0,05 mm trên toàn bộ mặt đầu

  • Độ nhám bề mặt đầu Rz =10

  • Độ chính xác của 2 lỗ chính đạt độ chính xác cấp 7 Rz =6,3

  • Dung sai khoảng cách 2 tâm lỗ nhỏ hơn 0,02 mm

  • Độ không vuông góc của 2 lỗ so với mặt đầu phải nhỏ hơn 0,01mm trên 100 mm bán kính

  • Mặt đáy dùng làm chuẩn tinh nên gia công đạt Rz =10

  • 2 lỗ bắt bulông nền làm chuẩn định vị gia công đạt cấp chính xác 7

4.1.3. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết


Chi tiết gia công là chi tiết dạng hộp


  • Các bề mặt trục có khả năng gia công bằng các loại dao thông thường như dao khoét , dao doa, dao phay, mũi khoan

  • Thân bơm được thiết kế là lỗ trơn để dễ gia công

  • 2 lỗ tròn giao nhau là nơi lắp bạc lót và 2 mặt đầu để lắp các chi tiết khác cần gia công tinh

  • 2 bề mặt đầu lắp ghép nên phải gia công và bề dày thành mặt đầu phải được bố trí đủ độ lớn để lắp bắt vít

  • Phần đế bơm được ghép với nền nhưng mặt phẳng đáy bơm + 2 lỗ vuông góc dùng để định vị nên cần gia công tinh

  • Các lỗ bắt vít và bulông nền lấy theo tiêu chuẩn

4.2 . Xác định dạng sản xuất:


Sản lượng hàng năm được xác định theo công thức sau đây:


 


Trong đó:


N: Số lượng chi tiết được sản xuất trong một năm.


N1: Số sản phẩm(số máy) được sản xuất trong một năm


m: Số chi tiết trong một sản phẩm, m=1.


b : Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ(5%).


a : Số phế phẩm(3%).


       


Trọng lượng của chi tiết:


Q=V.g


Trong đó:


g : Trọng lượng riêng của vật liệu . g = 7kg/dm .


V: Thể tích chi tiết.


Q .


Tra bảng 2 trang 13[1], ta được dạng sản xuất là: HÀNG LOẠT VỪA


4.3. Chọn phương pháp chế tạo phôi:


vật liệu chế tạo chi tiết là gang xám dựa vào kích thước và kết cấu của chi tiết ta có thể chọn một trong các phương pháp chế tạo phôi sau:


4.3.1. Đúc trong khuân cát,mẫu gỗ,làm khuân bằng tay:


phương pháp này cho độ chính xác thấp lượng dư gia công cắt gọt lớn, năng suất thấp, đòi hỏi trình độ tay nghề của công nhân cao.


 


  • Đúc trong khuân cát, mẫu kim loại, làm khuân bằng máy:

Phương pháp này đạt độ chính xác và năng suất cao. Lượng dư gia công cắt gọt nhỏ thích hợp với sản xuất hàng loạt


  • Đúc trong khuôn kim loại:

Có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, kích thước chính xác, độ bóng bề mặt cao, có khả năng cơ khí hoá , tự động hoá cao.


Tóm lại: Từ chức năng , điều kiện làm việc và sản lượng của chi tiết ta chọn phương pháp chế tạo phôi đúc trong khuôn kim cát, mẫu kim loại, làm khuân bằng máy là phù hợp nhất


4.4. Bản vẽ chi tiết lồng phôi:


4.4.1. Xác định lượng dư gia công cơ:


Xác định lượng dư gia công cơ phụ thuộc hợp kim đúc , kích thước lớn nhất của vật đúc, tính chất sản xuất, mức độ phức tạp của chi tiết, phương pháp làm khuôn(bằng tay hay bằng máy ) , vị trí bề mặt trong khuôn và cấp chính xác của vật đúc .


Với những vật đúc trong khuôn kim loại ta có cấp chính xác 2.


Tra bảng (3-110)[7] ta được lượng dư gia công cơ là:


Mặt trên:       4,5 mm.


Mặt dưới:     4 mm.


Mặt bên:     4 mm.


Dung sai vật đúc là ± 1,0mm.


4.4.2. Xác định độ dốc rút mẫu:


Tra bảng I-6 [5] ta được:


Độ dốc rút mẫu mặt ngoài: 1° 00¢


Độ dốc rút mẫu mặt trong: 2° 00¢


   – Ghi chú:


Mặt có gia công cơ độ xiên phải lấy chùm lên độ dư gia công cơ.


Mặt không gia công cơ độ xiên lấy như sau:


– Thành dày < 5mm độ xiên làm tăng chiều dày.


– Thành dày 5¸ 10mm độ xiên tăng một phần và giảm một phần .


– Thành dày >10mm độ xiên làm giảm chiều dày.


Trên các gân tăng cứng vững góc nghiêng thường lấy 5° ¸ 8° .


4.4.3. Xác định trị số góc đúc:


Những chỗ giao nhau giữa các thành vật đúc có các góc lượn bằng 5 mm


Bán kính giữa phần trụ đặc và gân : 5mm.


CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT THÂN BƠM


5.1. Xác định đường lối công nghệ:


Với dạng sản xuất loạt lớn và để phù hợp điều kiện sản xuất ở nước ta là các máy chủ yếu là máy vạn năng nên ta chọn phương án gia công tập trung nguyên công và gia công tuần tự các bề mặt.


5.2. Chọn phương pháp gia công cuối cùng:


Dựa vào bảng 4 trang 20[1] ta chọn phương pháp gia công thích hợp để đạt độ bóng và độ chính xác yêu cầu:


– Gia công mặt đáy đạt Rz =10


Có thể áp dụng phương pháp gia công sau cùng là: Phay tinh


– Gia công lỗ bắt bulông nền đạt cấp chính xác 7


Có thể áp dụng phương pháp gia công cuối cùng là:


+ Doa tinh


– Gia công mặt đầu đạt Rz =10


Có thể áp dụng phương pháp gia công cuối cùng là:


+ Phay tinh.


– Gia công 2 lỗ giao nhau đạt cấp chính xác 7 độ nhám bề mặt Rz = 6,3


Có thể áp dụng phương pháp gia công cuối cùng là:


+ Mài


– Gia công hai cửa dầu có thể áp dụng phương pháp cuối cùng là


+ Khoét


5.3. Chuẩn định vị để gia công chi tiết dạng hộp


Khối lượng gia công chi tiết dạng hộp chủ yếu tập trung vào việc gia công các lỗ chính xác là 2 lỗ lắp bạc lót trục vít. Cần gia công nhiều lỗ trên các bề mặt khác nhau qua các giai đoạn gia công thô, gia công tinh khác nhau nên ta cần tạo một chuẩn tinh thống nhất cho chi tiết.


Ta chọn chuẩn tinh thống nhất để gia công chi tiết thân bơm trục xoắn là mặt phẳng đáy và 2 lỗ vuông góc với mặt phẳng đáy làm chuẩn. Hai lỗ chuẩn ting phụ phải được gia công cấp chính xác 7 và có khoảng cách càng xa nhau càng tốt.


Từ những vấn đề trên ta thấy rằng, nguyên công đầu tiên của gia công cơ là pải gia công tạo bề mặt chuẩn thống nhất. Việc chọn chuẩn thô cho nguyên công đầu tiên là hết sức quan trọngvì nó ảnh hưởng đến lượng dư gia công cũng như độ chính xác ở các nguyên công tiếp theo. Dựa vào kết cấu, kích thước của chi tiết ta có thể lựa chọn các phương án sau:


  • Mặt thô của lỗ chính khống chế 4 bậc tự do

  • Mặt trên ở gờ vai hộp khống chế 3 bậc tự do

  • Mặt trên của hộp khống chế 3 bậc tự do

Trong các phương án trên thì phương án 1 có ưu điểm hơn vì nó đảm bảo lượng dư gia công, độ chính xác về vị trí. Song ở chi tiết này lại không phù hợp bởi 2 lỗ chính là 2 lỗ giao nhau rất khó để định vị. Nếu chế tạo phôi là lỗ tròn sau đó gia công thành 2 lỗ thì lượng dư gia công quá lớn. Vì vậy ta chọn phương án 2 dùng mặt gờ vai của hộp khống chế 3 bậc tự do


5.4. Lập bảng trình tự nguyên công và sơ đồ định vị.


Ta có trình tự nguyên công gia công cơ chi tiết thân máy bơn trục xoắn như sau:


Phương án 1:


  • Phay thô , phay tinh mặt phẳng đáy

  • Khoan, khoét doa đạt cấp chính xác 7 hai lỗ chuẩn tinh phụ và 2 lỗ bắt bulông

  • Phay 2 mặt đầu

  • Khoét , doa 2 lỗ giao nhau

  • Khoan ,tarô lỗ bắt vít và khoan lỗ bắt bulông

  • Khoét rộng cửa ra ,vào dầu

  • Mài 2 lỗ giao nhau

  • Kiểm tra

Phương án 2:


  • Phay thô , phay tinh mặt phẳng đáy

  • Khoan, khoét doa đạt cấp chính xác 7 hai lỗ chuẩn tinh phụ

  • Khoét , doa 2 lỗ giao nhau

  • Phay 2 mặt đầu

  • Khoan ,tarô lỗ bắt vít và khoan lỗ bắt bulông

  • Khoét rộng cửa ra ,vào dầu

  • Mài hai lỗ giao nhau

  • Kiểm tra



Thiết kế quy trình công nghệ gia công thân bơm dầu trục xoắn. Ứng dụng bộ công cụ solidword mô phỏng quá trình chuyển động của bơm dầu

Tìm hiểu đặc điểm gây hỏng bánh răng và thiết kế quy trình sửa chữa chế tạo bánh răng bậc Z64 và Z40 trong hộp tốc độ máy tiện T6M16

Tìm hiểu đặc điểm gây hỏng bánh răng và thiết kế quy trình sửa chữa chế tạo bánh răng bậc Z64 và Z40 trong hộp tốc độ máy tiện T6M16


37a 37b 37c 37d


 


Mô tả đồ án: Gồm các file như ảnh trên bao gồm tất cả các file 3D, xuất bản vẽ ra PDF, CAD, video mô phỏng cấu tạo + nguyên lý hoạt động+ THuyết minh

Giá: 400.000vnđ – Mã số: doantotnghiep.me_CTM0000037
Tải đồ án


MỤC LỤC                                                                                                               Trang


LỜI NÓI ĐẦU.. 3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG.. 4


  1. Bộ truyền bánh răng. 4

  2. Giới thiệu bộ truyền bánh răng. 4

  3. Thông số hình học. 8

3.Ảnh hưởng số răng đến hình dạng và độ bền răng. 14


4.Sự dịch chỉnh trong bộ truyền bánh răng. 16


  1. Đặc điểm ăn khớp bộ truyền bánh răng. 18

  2. Kết cấu bánh răng. 21

7.Lực tác dụng lên trục và ổ mang bộ truyền bánh răng. 23


  1. Tải trọng tính. 25

CHƯƠNG II:     TỔNG QUAN VỀ MÁY TIỆN T6M16. 32


I.Giới thiệu chung. 32


II.Các thông số kĩ thuật cơ bản. 32


III.Các bộ phận và nguyên lý hoạt động của máy. 33


IV.Sơ đồ động máy tiện T6M16. 36


1.Xích tốc độ. 36


2.Xích chạy dao. 37


CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA CHI TIẾT,CÁC DẠNG HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC SAI HỎNG TRONG BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG   38


I.Chức năng làm việc của chi tiết bánh răng bậc Z64-z40. 38


II.Các dạng hỏng. 38


  1. Gãy răng. 39

  2. Tróc vì mỏi bề mặt răng. 39

  3. Mòn răng . 40

  4. Dính răng . 41

  5. Biến dạng dẻo bề mặt răng. 41

  6. Bong bề mặt răng. 41

III.Cách khắc phục. 42


  1. Phương án hàn đắp. 42

  2. Phương án mạ phun. 42

  3. Phương án chế tạo bánh răng mới 42

Chương IV:CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO BÁNH RĂNG.. 43


  1. Phương pháp định hình. 43

  2. Phay định hình. 43

  3. Bào định hình. 44

  4. Chuốt định hình. 45

  5. Phương pháp bao hình. 46

  6. Phay lăn răng. 46

  7. Xọc răng. 49

  8. Gia công mặt đầu của răng. 50

  9. Gia công tinh bánh răng trụ. 51

III. Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết bánh răng Z40/64×2 trong hộp tốc độ máy tiện T6M16. 54


1.Phân tích điều kiện kĩ thuật 54


2.Xác định dạng sản xuất 55


3.Xác định phôi và phương pháp chế tạo phôi 58


4.Thiết kế quy trình công nghệ gia công. 61


KẾT LUẬN.. 94


TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 96


 




LỜI NÓI ĐẦU


 


Cơ khí là một ngành công nghiệp nặng.Nó có nhiệm vụ là chế tạo vào sửa chữa các loại máy móc phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.Cho nên việc đầu tư để phát triển ngành cơ khí hiện đang là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước ta.


Việc phát triển ngành cơ khí phải được tiến hành đồng thời trên cả 2 lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và các trang thiết bị công nghệ hiện đại.Việc phát triển nguồn nhân lực cho trình độ cao đáp ứng nhu cầu xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học.


Hiện nay trong các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi kĩ sư cơ khí và cán bộ kĩ thuật cơ khí được đào tạo phải có kiến thức cơ bản tương đối rộng đồng thời phải biết vận dụng kiến thức đó giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất.


Ngành công nghệ chế tạo máy có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo kĩ sư và cán bộ kĩ thuật về thiết kế,chế tạo các loại máy và thiết bị cơ khí phục vụ ngành kinh tế như công nghiệp,nông nghiệp,giao thông vận tải,điện lực…


Với những kiến thức được học qua cả lý thuyết và thực hành, em đã được nhận đề tài tốt nghiệp:”Tìm hiểu đặc điểm gây hỏng bánh răng và thiết kế quy trình sửa chữa chế tạo bánh răng bậc Z64 và Z40 trong hộp tốc độ máy tiện T6M16.”Và sau một thời gian tìm hiểm cùng với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Đoàn Thị Hương,đến nay em đã hoàn thành xong phần đồ án tốt nghiệp của mình.Tuy nhiên do kinh nghiệm thực tế trong sản xuất cũng như kiến thức còn hạn chế nên quá trình tính toán thiết kế vẫn còn sai sót và gặp một vài yếu tố phát sinh trong sản xuất.Cho nên em rất mong         được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn và sự đóng góp ý kiến của các bạn để làm đồ án được hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!


Hưng Yên ngày 12 tháng 6 năm 2013


Sinh viên thực hiện


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG


I. Bộ truyền bánh răng.                              


1. Giới thiệu bộ truyền bánh răng.


  1. 1. Định nghĩa.

Bộ truyền bánh răng làm việc theo nguyên lý ăn khớp, thực hiện truyền chuyển động và công suất nhờ vào sự ăn khớp của các răng trên bánh răng. Bộ truyền bánh răng có thể truyền chuyển động quay giữa hai trục song song, giao nhau, chéo nhau hay biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.


Bộ truyền bánh răng có hai bộ phận chính:


  • Bánh răng dẫn 1, có đường kính d1 được lắp trên trục dẫn I quay với số vòng quay n1 ,công suất truyền động P1 , mô men xoắn trên trục T1.

  • Bánh răng bị dẫn 2,có đường kính d2, được lắp trên trục bị dẫn II, quay với số vòng quay n2, công suất truyền động P2, mô men xoắn trên trục T2.

  • Trên bánh răng có các răng, khi truyền động các răng ăn khớp với nhau, tiếp xúc và đẩy nhau trên đường ăn khớp.

                 H 1.1: Bộ truyền bánh                  H 1.2: Bộ truyền bánh răng                                                              


                              răng trụ răng thẳng                      trụ răng nghiêng.                                    


Nguyên lý làm việc của bộ truyền bánh răng có thể tóm tắt như sau: trục I quay với số vòng quay n1, thông qua mối ghép then làm bánh răng 1 quay. Răng của bánh 1 ăn khớp với răng của bánh 2, đẩy bánh 2 chuyển động, làm bánh 2 quay, nhờ mối ghép then trục II quay với số vòng quay n2.


Truyền chuyển động bằng ăn khớp, nên trong bộ truyền bánh răng hầu như không có trượt (chỉ có hiện tượng trượt biên dạng ở phần đỉnh và chân răng)


hiệu suất truyền động của bộ truyền rất cao.


Răng của bánh răng có phần đỉnh răng, chân răng, phần biên dạng răng và đoạn cong chuyển tiếp giữa biên dạng răng và chân răng. Trong quá trình truyền động các cặp biên dạng đôi tiếp xúc với nhau trên đường ăn khớp.


H1.3: Bộ truyền bánh răng nón


1.2. Phân loại.                                                      


Truyền động bánh răng được phân loại theo các đặc điểm về hình học và chức năng.


a.Phân loại theo sự phân bố giữa các trục.


Theo vị trí tương đối giữa các trục ta có các loại sau:


– Truyền động giữa các trục song song: Truyền động bánh răng trụ (H1.4).


– Truyền động giữa hai trục giao nhau: Truyền động bánh răng côn(H1.4f,g,h).


– Truyền động giữa hai trục chéo nhau: Truyền động bánh răng hypoil (côn xoắn-H1.5a), trụ xoắn (H1.5b).


Hình 1.4: Các dạng bộ truyền bánh răng chủ yếu.


 


 


b.Theo sự phân bố giữa các răng trên bánh răng.


Theo sự phân bố này chia ra.


– Bộ truyền ăn khớp ngoài (các bánh răng đều có răng ở phía ngoài) (H1.4a,b,c,f,g,h).


– Bộ truyền ăn khớp trong (khi một bánh răng có răng phía trong và một bánh răng có răng phía ngoài) (H1.4d).


c.Theo phương của răng so với đường sinh.


Ta có bánh răng với răng thẳng (H1.4a,d,e,f), răng nghiêng (H1.4b,g), răng cong (H1.4h), răng chữ V (H1.4c), răng xoắn (H1.5a,b)…


                   a)Bánh răng côn xoắn                     b) Trụ xoắn


                                     Hình1.4. Bánh răng xoắn


d.Theo biên dạng răng.


-Truyền động bánh răng thân khai (Ơle tìm ra năm 1760).


-Truyền động bánh răng Xicloit (biên dạng răng là đường cong Xicloit), sử dụng chủ yếu trong đồng hồ và dụng cụ đo.


-Truyền động bánh răng Nôvicov (biên dạng bánh răng là cung tròn, Nôvicov tìm ra năm 1954, làm tăngkhả năng tải của bộ truyền H1.6.


                                                             H1.6:Truyền động bánh răng Novicov


  1.               a) Bánh răng trụ   b) Bánh răng côn                                                  

Tùy theo kết cấu, bộ truyền bánh răng có thể được để hở (bộ truyền hở) hoặc được lắp trong hộp che kín (bộ truyền kín). Bộ truyền hở không được bôi trơn hoặc bôi trơn theo chu kỳ,làm việc với vận tốc thấp. Bộ truyền kín làm việc với vận tốc trung bình hoặc cao, được bôi trơn đầy đủ(ngâm trong dầu hoặc tưới dầu…).


Người ta còn chia ra: Truyền động bánh răng chịu lực và không chịu lực. Bộ truyền chịu lực được dùng để truyền công suất, kích được xác định theo điều kiện đảm bảo độ bền. bộ truyền không chịu lực được dùng chủ yếu để thực hiện chức năng về động học, trên thực tế không truyền công suất, kích thước không phải tính toán theo độ bền.


1.3.Đánh giá ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng.


Ưu điểm:


– Kích thước nhỏ, khả năng tải lớn.


– Tỷ số truyền không thay đổi do không có hiện tượng trượt trơn.


– Hiệu suất cao (có thể đạt 0,97 ÷ 0,99).


– Làm việc với vận tốc lớn (đến 150m/s), công suất đến chục ngàn kW, tỷ số truyền một cấp từ 2 ÷ 7, bộ truyền nhiều cấp từ vài trăm hoặc vài ngàn.


Tuổi thọ cao, làm việc với độ tin cậy cao (Lh = 30000h).


Nhược điểm:


– Chế tạo tương đối phức tạp.


– Đòi hỏi độ chính xác cao.


– Có nhiều tiếng ồn khi vận tốc lớn.


Phạm vi sử dụng:


Do có các ưu điểm trên nên bộ truyền bánh răng được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo máy. Trong đó bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng được sử dụng rộng rãi nhất, các bộ truyền còn lại sử dụng tùy vào kết cấu máy.


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


Trong bảng 1.1 so sánh ưu, nhược điểm của các bộ truyền bánh răng, đai và xích.


Bảng 1.1   So sánh các bộ truyền























































Đặc điểmBộ truyền
ĐaiXíchBánh răng
Hiệu suấtRất tốtRất tốtRất tốt
Chuyển động cưỡng bứcRất tốtRất tốtRất tốt
Khoảng cách trục lớnRất tốtRất tốtKhông tốt
Khả nănh chịu mònTốtRất tốtRất tốt
Sử dụng nhiều dãyRất tốtRất tốtKhông tốt
Khả năng chịu nhiệtKhông tốtRất tốtTốt
Tính trơ hóa họcKhông tốtRất tốtTốt
Làm việc trong dầuKhông đượcRất tốtRất tốt
Khả năng tảiTốtRất tốtRất tốt
Vận tốc caoRất tốtKhông tốtRất tốt
Dễ bảo trìTốtRất tốtKhông tốt
Môi trườngKhông tốtRất tốtRất tốt

2. Thông số hình học.


2.1. Thông số hình học bánh răng thẳng.


Vòng tròn, trên đó bước răng p và góc ăn khớp bằng bước răng và góc biên dạng thanh răng sinh, gọi là vòng chia. Hình trụ d trong chuyển động tương đối của thanh răng với bánh răng gọi là hình trụ chia. Giá tri d gọi là đường kính vòng chia. Khi đường kính d tiến đến vô cực thì bánh răng không dịch chỉnh trở thành thanh răng sinh tương ứng với biên dạng tiêu chuẩn.


 


 


 


 


 


H 1.7: Thông số hình học của bộ truyền bánh răng


Kẻ hai đường tròn tâm O1 và O2 qua tâm ăn khớp W, vị trí trong quá trình ăn khớp hai bánh răng lăn và không trượt lên nhau. Các vòng tròn này gọi là vòng lăn. Hình trụ có đường kính , gọi là hình trụ lăn, giá trị , gọi là đường kính vòng lăn. Khi thay đổi khoảng cách trục thì đường kính vòng lăn thay đổi. Đối với bánh răng không dịch chỉnh, vòng lăn trùng với vòng chia.


Cung chắn giữa hai biên dạng cùng phía của hai răng kề nhau đo trên vòng chia gọi là bước răng p. Bước răng p bằng tổng chiều dày răng st và chiều rộng rãnh et : p= st + et.


Đối với bánh răng tiêu chuẩn chiều dày răng st và chiều rộng rãnh et bằng nhau, tuy nhiên khi gia công bánh răng ta chọn miền dung sai st nhỏ hơn giá trị lý thuyết đảm bảo có khe hở cạnh răng j để bộ truyền làm việc bình thường.


Các bánh răng ăn khớp với nhau thì hai bánh răng có cùng môđun m=p/ , trong đó p là bước răng trên mặt trụ chia. Giá trị môđun m là tiêu chuẩn cho dãy số sau (dãy 1 là dãy ưu tiên):


Dãy 1: 1; 1,25; 1,5; 2; 2,5; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 16; 20; 25.


Dãy 2: 1,125; 1,375; 1,75; 2,25; 2,75; 3,5; 4,5; 5,5; 7; 9; 11; 14; 18; 22.


Đường thẳng tiếp xúc chung của hai vòng tròn cơ sở P1P2 gọi là đường ăn khớp. Góc αω tạo nên bởi đường P1P2 và đường vuông góc với đường nối tâm O1O2 gọi là góc ăn khớp. Giá trị αω tiêu chuẩn và có giá trị : 14°5′, 20°,25°,30° thông thường sử dụng bánh răng với αω=20°.


Đường kính vòng cơ sở db1 , db2 là đường kính tạo bởi đường thân khai biên dạng răng db1=dω1.cosαω và db2=dω2.cosαω. Bước răng trên vòng cơ sở xác định theo công thức pb=p.cosαω.


Khi ăn khớp các điểm ăn khớp nằm trên đường ăn khớp và bắt đầu từ điểm G1, là giao điểm đường ăn khớp và vòng đỉnh bánh dẫn đến điểm G2 là giao điểm đường ăn khớp với vòng đỉnh bánh dẫn. Chiều dài đoạn G1G2 ký hiệu là gα và gọi là chiều dài đoạn ăn khớp.


Hệ số chiều cao đỉnh răng ha٭, hệ số này quyết định răng cao hay thấp. Chiều cao của răng thường lấy h=2,25. ha٭.m, các bánh răng tiêu chuẩn có ha٭=1.


Hệ số khe hở chân răng C٭, hệ số này quyết định khe hở giữa vòng đỉnh răng và vòng tròn chân răng ăn khớp với nó. Cần có khe hở này để hai bánh răng không bị chèn nhau, Thông thường lấy C٭=0,25.


Hệ số bán kính cung lượn đỉnh dao gia công bánh răng p٭, hệ số này liên quan đến công đoạn chuyển tiếp chân răng và biên dạng răng. Giá trị thường dùng p٭=0,38.


Hệ số dịch dao x1 của bánh dẫn và x2 của bánh răng bị dẫn. Giá trị hệ số dịch dao thường dùng -1≤ x ≤1.


Góc profil thanh răng sinh α, độ còn được gọi là góc áp lực trên vòng tròn chia.


Hệ số trùng khớp εα. Giá trị của εα cho biết có nhiều nhất bao nhiêu đôi răng cùng ăn khớp và ít nhất có mấy đôi răng cùng ăn khớp. hệ số trùng khớp được tính εα= /pb, trong đó là chiều dài của đoạn ăn khớp thực. Các cặp bánh răng thường dùng εα ≥1,1.


Các thông số hình học được cho trong bảng 1.2 và được minh họa trên hình .


Tỷ số truyền:         u


Trong đó n1,n2 là số vòng quay bánh dẫn và bánh bị dẫn, (vòng/phút).


Thông thường tỷ số truyền bộ truyền bánh răng trong hộp giảm tốc cho trước theo dãy sau ( dãy 1 là dãy ưu tiên).

























Dãy 11,01,251,62, 02,53,154,05,06,38,0
Dãy 21,121,41,82,242,83,554,55,67,19,011,2

 


(Giá trị thực tế cho phép sai lệch với giá trị tiêu chuẩn 4℅).


 


 


 


 


 


 


 


 


Bảng 2.2: Các thông số hình học.

































Thông số ăn khớpPhụ thuộc hình học khi ăn khớp
Không dịch chuyểnDịch chuyển
Khoảng các trụcaω=aaω=m.y

Trong đó y=x2 x1

Hệ số dịch tâm
=(x2 x1)
Chiều cao răngh =2,25.mh =2,25.m – m
Khe hở hướng kínhc=0,25.mc=0,25.m
Đường kính vòng lăndω1=d1, dω2=d2dω1 , dω2=dω1.u
 

Đường kính vòng đỉnh


  • Ăn khớp ngoài

 


  • Ăn khớp trong

 

da1=d1+ 2m


da2=d1+ 2m


da1=d1+ 2m


da2=d1- 2m

 

da1=d1+ 2(1+x1 – )m


da2=d2+ 2(1+x2 – )m


da1=d1+ 2(1+x1)m


da2=d2+ 2(0,75–0,875x2+ )m

Đường kính vòng đáy
  • Ăn khớp ngoài

 


  • Ăn khớp trong

 

df1=d1- 2,5m


df2=d2- 2,5m


df2=2a +da1+0,5m

 

df1=d1- (2,5- 2x1 – )m


df2=d2- (2,5- 2x2 – )m


df2=2a + da1 + 0,5m

Góc
  • Biên dạng

  • Ăn khớp

  • Ăn khớp bánh răng thẳng

 

tgα= tgαt =


α = αt

α = 20°

cosα= cosαω


cosα= cosα

Góc lượn chân răngp=m/3
Đường kính vòng chiad1=mz1/cosβ

d2=mz2/cosβ


 


            Đối với bánh răng trụ răng thẳng, môđun m có giá trị từ 1 ÷ 56mm và đường kính vòng chia có thể lớn đến 6300mm.Đối với bánh răng côn, môđun m có giá trị từ 1 ÷ 56mm, đường kính vòng chia có thể lớn đến 4000mm.


2.2.Thông số hình học bánh răng nghiêng.


Góc nghiêng của răng so với đường sinh mặt trụ được gọi là góc nghiêng của bánh răng và ký hiệu là β, giá trị của β: 0<β ≤450. Bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng có một bộ thông số tương tự như bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng, được đo trên mặt đấu của bánh răng. Một số kích thước thuộc bộ thông số này có thêm chỉ số t. Ví dụ môđun mt, khoảng cách trục dωt1, dωt2, góc ănkhớp αωt,góc profil sinh αt….(H.1.8).                                                                                                                                               


Một số thông số được xác định trên mặt phẳng pháp tuyến n-n, vuông góc với phương của răng. Các kích thước trong mặt phẳng này có thêm chỉ số n. Ví dụ mô đun mn, góc profil αn, góc ăn khớp αωn…Các thông số trên mặt phẳng pháp tuyến được lấy theo dãy số tiêu chuẩn.Các thông số này dùng để tính toán thông số bộ truyền bánh răng.


Hệ số trùng khớp dọc εβ được xác định như sau (Hình 1.9).


+ Giả sử triển khai mặt trụ cơ sở bánh răng dẫn và bị dẫn, đặt song song với mặt          H1.8 :Kích thước bộ truyền


phẳng ăn khớp AA-EE. Đường thẳng của            bánh răng trụ răng nghiêng


đoạn AA là đường vào khớp và EE là đường ra khớp của các cặp bánh răng.


+ Cũng như bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng, hệ số trùng khớp εα= pβ/pbt.


+H ệ số trùng khớp dọc εβ


      


                                                                     Trong bộ truyền bánh răng nghiêng nếu εβ > 1 thì ngay cả khi εα < 1 bộ truyền vẫn làm việc bình thường, vì luôn cố ít nhất một đôi răng tiếp xúc trong vùng ăn khớp.


Các thông số xác định trên mặt mút và mặt pháp tuyến có mối liên quan như sau:


mn=mt.cosβ, tgαn=tgαt.cosβ, tgαωn=tgαωt.cosβ


 


 


                                                                        H 1.9 :Tính hệ số trùng khớp εα và εβ


 


 


2.3.Thông số hình học của bộ truyền bánh răng nón răng thẳng.


Bộ truyền bánh răng nón răng thẳng có một bộ thông số tương tự như của bánh răng trụ răng thẳng, xác định trên mặt nón phụ lớn nhất của bánh răng, trong đó khoảng cách trục aω được thay bằng chiều dài nón L. Bộ thông số này được dùng để đo kiểm tra kích thước của bánh răng.Một số kích thước của bộ thông số này có thêm chỉ số e. Ví dụ mô đun me, đường kính vòng chia de1, de2, đường kính vòng đỉnh răng dae1, dae2…..(hình 1.10 ).


H1.10 : Kích thước của bộ                H1.11 : Kết cấu của bánh răng nón


                                                                         truyền bánh răng nón


Một số thông số được xác định trên mặt phụ trung bình. Các thông số có thêm chỉ số tb. Ví dụ, mô đun mtb, đường kính dtb ….Các thông số này dùng tính toán kiểm tra bền và thiết kế bộ truyền bánh răng nón.


Góc mặt nón chia của bánh dẫn,của bánh bị dẫn.Thường dùng bộ truyền bánh răng nón có góc giữa hai trục =900. (Hình 1.11).


         Góc của mặt nón chân răng .


Các thông số xác định trên mặt mút lớn và mặt trung bình có mối liên hệ như sau:


mtb=me.


                  dtb=de.


3.Ảnh hưởng số răng đến hình dạng và độ bền răng.


Để giảm kích thước bộ truyền bánh răng, ta sử dụng bánh răng với số răng nhỏ. Thay đổi số răng dẫn đến thay đổi hình dạng răng. Đối với răng thanh, vì z nên răng có dạng thẳng (Hình 1.12a). Khi giảm số răng thì chiều dày đáy răng và đỉnh răng sẽ giảm xuống (Hình1.12b ).


H1.12: Hình dạng răng phụ thuộc vào số răng


  1. z→ ∞;   b) z > zmin ; c)z < zmin

Nếu tiếp tục giảm số răng nhỏ hơn giá trị giới hạn thì xảy ra hiện tượng cắt chân răng (Hình 1.12c). Khi đó chiều dài làm việc biên dạng răng giảm xuống, làm giảm hệ số trùng khớp và tăng lượng mòn răng. Để tránh hiện tượng cắt chân răng khi giá trị z nhỏ, ta cần phải dịch chỉnh thanh răng với khoảng dịch chỉnh xm (H1.13a), khi đó đỉnh răng của nó sẽ ra khớp tại G1 và không có hiện tượng cắt chân răng (H1.13b). Đại lượng x được gọi là hệ số dịch chỉnh.


H 1.13


a)Răng không dịch chỉnh;  b)Răng dịch chỉnh


Theo hình 1.13a, ta có: xm = m – WH.


Theo tam giác G1WH và OWG1:


WH = WG1sin = OWsin2 = 0,5dsin2 = 0,5mzsin2


Do đó: xm = m (1- 0,5z sin2 ).


Từ đây, suy ra: x = 1- 0,5z sin2 .


Để không xảy ra hiện tượng cắt chân răng thì x = 0


Khi αω < 200 thì zmin ≈ 17 răng. Do đó hiện tượng cắt chân răng chỉ xảy ra khi z < zmin.


Hệ số dịch chỉnh cần thiết để không xảy ra hiện tượng cắt chân răng khi hệ số z < zmin


Để chỉnh sửa biên dạng răng ta có thể thay đổi hệ số chiều cao răng h*α và góc ăn khớp αω.


+ Giảm hệ số chiều cao bánh răng lớn dẫn đến việc giảm hoặc khắc phục hiện tượng cắt chân răng. Khi đó chiều dài đoạn ăn khớp gα sẽ giảm đi và dẫn đến giảm hệ số trùng khớp εα. Để khắc phục trường hợp này , ta có thể đồng thời giảm hệ số chiều cao bánh răng nhỏ.


+ Giảm góc ăn khớp dẫn đến việc tăng hệ số trùng khớp và bộ truyền làm việc êm hơn. Tăng góc ăn khớp αω làm tăng chiều dày đáy răng và do đó tăng độ bền răng. Tuy nhiên, góc ăn khớp sẽ tăng làm giảm hệ số trùng khớp εα.


4.Sự dịch chỉnh trong bộ truyền bánh răng.


Dịch chỉnh răng có các công dụng sau.


  • Khắc phục hiện tượng cắt chân răng khi z < zmin.

  • Tăng độ bền uốn của răng do khi dịch chỉnh sẽ làm tăng chiều dày đỉnh răng.

  • Để tăng độ bền tiếp xúc do tăng bán kính cong tại tâm ăn khớp khi dịch chỉnh.

  • Nhằm mục đích đảm bảo khoảng cách trục cho trước.

  • Dịch chỉnh làm tăng chiều dày chân răng, do đó làm tăng độ bền uốn của răng , làm tăng góc ăn khớp và làm tăng độ bền tiếp xúc của răng. Tuy nhiên dịch chỉnh dương làm nhọn đầu răng ( H1.14 răng 2), làm giảm hệ số trùng khớp và đó là lý do không nên chọn hệ số dịch chỉnh x quá lớn.

Dịch chỉnh bằng cách thay đổi vị trí của dao khi cắt răng. Dịch chỉnh dương (H1.13) khi đưa dụng cụ cắt ra xa tâm bánh răng và dịch chỉnh âm khi về gần. Khi dịch chỉnh dương thì chiều dày                  H 1.14: Sự dịch chỉnh răng


đáy răng tăng lên và độ bền uốn của răng tăng lên. Đường kính vòng đỉnh dα sẽ tăng ( H1.14), bán kính cong sẽ tăng và dẫn đến tăng độ bền tiếp xúc. Khi dịch chỉnh âm thì xảy ra các hiện tượng ngược lại. đối với răng dịch chỉnh thì chiều dày răng và chiều rộng rãnh theo đường kính vòng chia không bằng nhau, nhưng tổng của chúng sẽ bằng bước răng p.


Như thế bằng cách dùng hệ số dịch chỉnh hợp lý, có thể cải thiện chất lượng ăn khớp, tăng độ bền răng, đồng thời bảo đảm khoảng cách trục cho trước.


Phụ thuộc vào các hệ số dịch chỉnh x1 và x2 của cặp bánh răng mà ta có thể dịch chỉnh đều hoặc dịch chỉnh góc.


4.1.Dịch chỉnh đều (theo chiều cao răng).


Thực hiện dịch chỉnh đều khi tỷ số truyền lớn, thu được hình dạngc uuar bánh răng dẫn và bánh bị dẫn để đảm bảo độ bền uốn đều giữa các răng. Tổng hệ số dịch chỉnh bánh răng 1 và 2 bằng không:


x1 > 0; x2 < 0 và xt = x1 + x2


Bánh răng nhỏ dịch dao dương và bánh răng lớn dịch dao âm. Trên vòng chia chiều dày bánh dao nhỏ tăng và chiều dày bánh răng lớn giảm nhưng tổng chiều dày là không đổi và bằng p, tức vòng chia trùng với vòng lăn như ở bánh răng không dịch chỉnh. Khoảng cách trục αω và hệ số trùng khớp εα không thay đổi.Chiều cao răng không đổi nhưng chỉ thay đổi tỷ số giữa chiều cao đầu răng và chân răng.


αω = α


4.2.Dịch chỉnh góc.


Dịch chỉnh góc là trường hợp tổng quát của dịch chỉnh. Nếu xt = x1 + x2>0 và x1, x2 đều dương thì chiều dày răng theo vòng chia và đường kính đỉnh dα của bánh răng dẫn và bị dẫn đều tăng lên. Khi đó bề dày răng của bánh răng nhỏ và bánh răng lớn trên vòng chia lớn hơn p/2 và rãnh chia của chúng nhỏ hơn p//2. Do đó các vòng chia không tiếp xúc với nhau, bánh răng ăn khớp theo vòng lăn. Để ăn khớp đúng thì khoảng cách trục tăng lên một khoảng ∆αω, khoảng cách trục xác định theo đường kính vòng lăn.


αω > α


Góc ăn khớp αω thay đổi và có giá trị lớn hơn góc biên dạng α=200, do đó người ta gọi dịch chỉnh này là dịch chỉnh góc.


Nếu so sánh với dịch chỉnh đều thì dịch chỉnh góc làm ảnh hưởng nhiều đến các thông số ăn khớp nên được sử dụng nhiều hơn.


Bánh răng dịch chỉnh được chế tạo cùng dụng cụ cắt và thiết bị như bánh răng không dịch chỉnh.


 


5. Đặc điểm ăn khớp bộ truyền bánh răng.


5.1. Quá trình chuyển động và hệ số trùng khớp.


Khi làm việc, các răng lần lượt đi vào vùng tiếp xúc, đầu tiên chân răng bánh dẫn ăn khớp với đỉnh răng bánh bị dẫn(Giao điểm vòng đỉnh răng bánh bị dẫn với đường ăn khớp). Sau đó điểm ăn khớp trên bánh dẫn di chuyển từ chân răng đến đỉnh răng, các điểm này nằm trên đường ăn khớp (H1.15). Cặp bánh răng ra khớp tại vị trí giao nhau giữa đường ăn khớp và vòng đỉnh bánh dẫn.


H 1.15. Đặc điểm ăn khớp bộ truyền bánh răng.


Trên H2.15, khi cặp bánh răng A1A2 vào khớp (vị trí 1 H2.16a,b) thì cặp bánh răng B1B2 đang trên vùng ăn khớp (vị trí 2 trên H2.16a,b). Trên H1.15b, cặp bánh răng B1B2 ra khớp (vị trí 2trên H2.16a,b) thì cặp bánh răng A1A2 đang ăn khớp (vị trí 2 trên H2.16a,b). Ở vị trí giữa trên H1.15b và H1.15c thì trên vùng ăn khớp chỉ có một đôi răng ăn khớp và tải trọng tác dụng lên răng là lớn nhất vì chỉ có một đôi răng chịu tải trọng (miền gạch gạch trên H2.16a) và quá trình lặp lại từ H2.15c; H2.15d.


H 2.16


a)Răng thẳng;   b)Tải trọng phân bố; c)Răng nghiêng theo vị trí ăn khớp


Phân bố tải trọng trên răng tùy vào vị trí ăn khớp như H2.16b, có nghĩa là tải trọng tác dụng lên răng bắt đầu khi răng vào khớp tại vị trí 1, đến vị trí 1’ sẽ tăng lên gấp đôi và đến vị trí 2 sẽ giảm một nửa và đến vị trí 2’ sẽ thôi tải và quá trình sẽ lặp lại khi bánh răng quay gần một vòng và bắt đầu lại từ vị trí 1(bắt đầu vào khớp).


Để chuyển động liên tục thì trước khi một đôi răng ra khớp, đôi tiếp theo phải vào khớp, nghĩa là trên vùng ăn khớp có ít nhất một đôi răng ăn khớp. Muốn như thế hệ số trùng khớp ngang εα (tỷ số của cung ăn khớp và bước răng trên cung này) phải lớn hơn 1:


εα          =     P     >       1


Trong đó: P là bước răng vòng tròn cơ sở =pcosα.


Giá trị εα xác định bằng công thức:


εα = (z1tgαa1 ±z2tgαa2 ± (z1±z2) tgα).


Trong đó: cosαa1 = db1/da1; cosαa2 = db2/da2; tg α = tg α/cosβ.


Trường hợp x1±x2 = 0, ta có thể xác định εα bằng công thức gần đúng sau:


εα = [1,88 - 3,2 cosβ]


5.2.Hiện tượng trượt và ma sát trong quá trình ăn khớp.


Tại điểm ăn khớp C (H1.17a), bề mặt của hai răng vừa lăn vừa trượt lên nhau. Vận tốc trượt vs được xác định qua tâm tức thời W (tâm ăn khớp): vs=e12).


Trong đó: ω12 Vận tốc góc bánh dẫn và bị dẫn.


e: Khoảng cách từ điểm ăn khớp C đến tâm ăn khớp W.


Vận tốc trượt vs có giá trị lớn nhất khi vào khớp và ra khớp (tại đỉnh và chân răng như H2.17b) và có chiều ngược nhau khi qua tâm ăn khớp. Vận tốc trượt vs có phương vuông góc với đường ăn khớp (có khe hở hình chêm theo chiều vận tốc trượt), do đó đối với các bộ truyền quay nhanh và bôi trơn tốt theo nguyên lý bôi trơn thủy động, trên bề mặt tiếp xúc hình thành lớp dầu bôi trơn (ma sát ướt), không cho các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nhau.


H 1.17: Hiện tượng trượt trong mối ăn khớp


5.3.Độ chính xác bộ truyền bánh răng.


Độ chính xác của bộ truyền bánh răng được đánh giá qua 3 độ chính xác thành phần, đó là:


– Độ chính xác động học, được đánh giá bởi sai số giữa góc quay thực và góc quay danh ngĩa của bánh răng bị dẫn. Độ chính xác này cần cho các cơ cấu phân độ.


– Độ chính xác ăn khớp êm, được đánh giá qua tiếng ồn và sự va đập. Khi sai số bước răng và sai số profil lớn thì độ chính xác ăn khớp êm thấp. Độ chính xác này quan trọng đối với những bộ truyền làm việc với số vòng quay lớn.


– Độ chính xác tiếp xúc, được xác định qua diện tích tiếp xúc trên mặt răng. Người ta bôi sơn lên mặt một bánh răng, cho bộ truyền làm việc, sau đó đo vết sơn trên mặt răng của bánh thứ hai. Độ chính xác này quan trọng đối với các bộ truyền làm việc với chế độ tải trọng nặng.


Tiêu chuẩn quy định 12 cấp chính xác cho mỗi độ chính xác nói trên. Cấp 1 là cấp chính xác nhất, cấp 12 là thấp nhất. Tùy theo đặc tính làm việc của mỗi bộ truyền, mà chọn cấp chính xác thích hợp cho từng độ chính xác. Trong một bánh răng, cấp chính xác của các độ chính xác không chênh nhau quá hai cấp. Vì mỗi độ chính xác được quyết định bởi sai lệch của một số kích thước của bánh răng. Trong một bánh răng, độ chính xác của các kích thước không thể sai lệch nhau nhiều.


Bộ truyền bánh răng thường được dùng trong các máy thông dụng có cấp chính xác từ cấp 6 đến cấp 9. Đối với các bộ truyền đặc biệt quan trọng, chịu tải nặng và làm việc với tốc độ cao có thể chọn cấp chính xác cao hơn (Cấp 4.5).


Ngoài ra, để tránh hiện tượng kẹt răng theo cạnh bên, tiêu chuẩn có quy định 6 kiểu khe hở cạnh bên là A, B, C, D, E, H.. Trong đó kiểu A có khe hở lớn nhất, kiểu H có khe hở cạnh bên bằng 0. Mỗi kiểu khe hở còn có dung sai quy định mức độ chính xác của khe hở. Các bánh răng có độ chính xác thấp không được chọn kiểu khe hở nhỏ. Các bánh răng có độ chính xác cao có thể chọn kiểu khe hở E và H. Các bộ truyền bánh răng thông dụng thường chọn kiểu khe hở A, B, C.


Bảng1.3: Vận tốc vòng giới hạn (m/s) của các bộ truyền bánh răngp chính xác


 


4.Thiết kế quy trình công nghệ gia công


 


4.1. Xác định đường lối công nghệ :


Trong quá trình sản xuất việc xác định quy trình sản xuất là hết sức quan trọng sao cho quy trình công nghệ mà thiết kế phải đảm bảo chính xác và chất lượng gia công ,đồng thời phải đảm bảo tăng năng suất lao động và giảm giá thành . Quy trình công nghệ phải đảm bảo được sản lượng đề ra.


Do sản xuất loạt lớn nên ta chọn phương pháp gia công một vị trí ,gia công tuần tự. Dùng máy vạn năng kết hợp với đồ gá chuyên dùng .


  1. 3. Trình tự các nguyên công

Phương án 1:


– Nguyên công I : Khỏa mặt đầu A, tiện lỗ Φ28 và vát mép


– Nguyên công II : Khỏa mặt đầu B, tiện trụ ngoàiΦ68, Φ116 và vát mép


– Nguyên công III : Tiện trụ ngoài Φ55, vát mép


– Nguyên công IV: Xọc rãnh then hoa


– Nguyên công V : Phay răng Z64x2


– Nguyên công VI : Xọc răng Z40x2


– Nguyên công VII : Mài răng


Phương án 2:


– Nguyên công I : Khỏa mặt đầu B, tiện trụ ngoàiΦ68, Φ116 và vát mép


– Nguyên công II : Khỏa mặt đầu A, tiện lỗ Φ28 và vát mép


– Nguyên công III : Tiện trụ ngoài Φ55, vát mép


– Nguyên công IV: Xọc rãnh then hoa


– Nguyên công V : Phay răng Z64x2


– Nguyên công VI : Xọc răng Z40x2


– Nguyên công VII : Mài răng


 


 


 


































ng thẳngRăng nghiêng hoặc cung
Bánh trụBánh cônBánh trụBánh côn
5 và cao hơn≥15≥12≥30≥20
6Đến 15Đến 12Đến 30Đến 20
7Đên 10Đến 8Đến 15Đến 10
8Đến 6Đến 4Đến 10Đến 7
9Đến 2Đến 1,5Đến 4Đến 3

 


 


 


Tìm hiểu đặc điểm gây hỏng bánh răng và thiết kế quy trình sửa chữa chế tạo bánh răng bậc Z64 và Z40 trong hộp tốc độ máy tiện T6M16

Wednesday, October 29, 2014

Tìm người soạn đồ án để chia sẻ

1 2


Mình có 118 mẫu đồ án chi tiết máy muốn chia sẻ với các bạn nhưng mh k có thời gian soạn bài để up lên cho các bạn, mình cần tim 10-20 bạn soạn giúp mh đưa lên website. Ai làm đc gửi mail về d2t.utehy@gmail.com với nội dung: SOạn đồ án. Mình sẽ gửi tài liệu cho các bạn.



Tìm người soạn đồ án để chia sẻ

Sunday, October 26, 2014

Thiết kế hệ dẫn động băng tải

Thiết kế hệ dẫn động băng tải


2a 2b 2c


Để nhận đồ án, các bạn like&share bài này trên facebook, sau đó comment email phía dưới đây mình sẽ gửi bài cho các bạn trong vòng 24h. Nếu bạn chưa nhận được vui lòng inbox trên page của mình. Doantotnghiep.me


LỜI NÓI ĐẦU


rong nhiều ngành học của các trường đại học kĩ thuật sinh viên được học một môn học có ứng dụng rất lớn trong đời sống cũng như trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước, đó là bộ môn “CHI TIẾT MÁY”. Sau khi học xong phần lí thuyết về chi tiết máy, sinh viên được chuyển sang nghiên cứu một lĩnh vực hấp dẫn và mới mẻ. Đó là vận dụng lí thuyết để thiết kế chi tiết máy đưới hình thức làm một bản đồ án môn học.

Với bản báo cáo này em thực hiện: Thiết kế hệ dẫn động băng tải. Trình tự thiết kế được trình bày một cách cụ thể qua các bước như sau:

– Chọn động cơ điện và phân phối tỉ số truyền.

– Tính toán thiết kế các bộ truyền.

– Tính toán thiết kế các trục của hộp giảm tốc và chọn ổ lăn.

– Thiết kế kết cấu vỏ và các chi tiết của hộp giảm tốc.

– Vẽ bản vẽ lắp của hộp giảm tốc.

– Vẽ bản vẽ chế tạo bánh răng liền trục dẫn của hộp giảm tốc.

Tuy nhiên do mới lần đầu thực hiện thiết kế cho nên bản báo cáo của em không tránh khỏi có sai sót, vì vậy rất mong các Thày và bạn đọc góp ý để cho đồ án của em được đầy đủ và đúng. Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo

Hồ Duy Liễn giảng viên bộ môn khoa Cơ Khí trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên,đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt qúa trình làm Đồ án để bản báo cáo của em được hoàn thành.


Sinh viên thực hiện:

Bùi Công Hoan

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CHI TIẾT MÁY


Đề số: 12

THIẾT KẾ HỆ DẪN ĐỘNG BĂNG TẢI


2a

1. Động cơ 3. Hộp giảm tốc 2. Bộ truyền đai thang

4.Nối trục 5. Băng tải

Số Liệu cho trước


1 Lực kéo băng tải F 8400 N

2 Vận tốc băng tải V 0.95 m/s

3 Đường kính băng tải D 360 mm

4 Thời gian phục vụ Th 16500 Giờ

5 Góc nghiêng của đai so với phương ngang 60 độ

6 Đặc tính làm việc: êm


Khối lượng thiết kế


1 01 Bản vẽ lắp hộp giảm tốc trên phần mềm Autocad

2 01 Bản vẽ chế tạo chi tiết: Thân hộp giảm tốc

3 01 Bản thuyết minh


Sinh viên thiết kế : Bùi Công Hoan Lớp: CKK4H

Giáo viên hướng dẫn: Hồ Duy Liễn

Mục lục

Bản thuyết minh đồ án gồm những phần chính sau

– Phần I: Chọn động cơ và phân phối tỷ số truyền.

– Phần II: Tính toán bộ truyền đai thang.

– Phần III: Tính toán bộ truyền trong bánh răng trụ răng Thẳng

Tính toán bộ truyền trong bánh răng trụ răng ngiêng

– Phần IV: Tính toán và kiểm nghiệm trục.

– Phần V: Tính then.

– Phần VI: Thiết kế gối đỡ trục.

– Phần VII: Cấu tạo vỏ hộp và các chi tiết máy khác.

– Phần VIII: Bôi trơn hộp giảm tốc.


Phần I : Chọn động cơ và phân phối tỷ số truyền


1.Công suất cần thiết:

Gọi N là công suất tính toán trên trục máy công tác (KW)

Nct là công suất cần thiết trên trục động cơ (KW).

là hiệu suất truyền động.

Ta có :

Như vậy công suất tính toán trên trục máy công tác là. N= 7,980(kw)


áp dụng công thức : với :

Trong đó 1, 2, 3, 4 được tra bảng (2-1) bảng trị số hiệu suất của các loại bộ truyền và ổ.

1=0,94: Hiệu suất bộ truyền đai

2=0,97: Hiệu suất bộ truyền bánh răng trụ

3=0,995: Hiệu suất của một cặp ổ lăn.

4= 1: Hiệu suất của khớp nối .


Vậy công suất cần thiết trên trục động cơ là:

2. Tính số vòng quay trên trục của tang:

Ta có số vòng quay của trục tang là :

3. Chọn số vòng quay sơ bộ của động cơ:

Từ bảng (2-2) Chọn sơ bộ tỷ số truyền của hộp giảm tốc 2 cấp ta có số vòng quay sơ bộ của động cơ là:

áp dụng công thức: nSb= nt. ihgt.iđ =45,4.20.3=2720(V/P)

Trong đó iđ: là tỷ số truyền của đai thang

ihgt: là tỷ số truyền của hộp giảm tốc

iđ và ihgt được tra trong bảng (2-2) bảng tỷ số truyền và ta chọn ihgt=20; iđ=3

4. Chọn động cơ

Động cơ cần chọn làm việc ở chế độ dài với phụ tải không thay đổi nên

Động cơ phải có Nđm Nct=9,205(KW)

ỉ Theo bảng 2P (TKCTM) ta chọn được động cơ có số hiệu A02-52-2có thông số kĩ thuật:


+ Công suất định mức: Nđm=10(KW)

+Tốc độ quay: nđc=2920(v/p)

5. Phân phối tỷ số truyền

– Với động cơ đã chọn ta có : nđc = 2920(v/p)

Nđc =10(kw)

Theo công thức tính tỷ số truyền ta có :

Ta có : ic = ihgt.iđ

Trong đó : i : tỷ số truyền chung

ihgt : tỷ số truyền của hộp giảm tốc.

iđ : tỷ số truyền của bộ truyền đai.

Chọn sơ bộ tỷ số truyền hộp giảm tốc ihgt =20

Do đó ta tính đươc :


Khi phân phối tỉ số truyền cho hộp giảm tốc theo yêu cầu bôi trơn có thể tính theo công thức kinh nghiệm :

ihgt=inh.ich=(1,21,3)ich2

Trong đó: i tỷ số truyền cấp nhanh của hộp giảm tốc

i tỷ số truyền cấp chậm của hộp giảm tốc

ich=== 4

inh= ihgt/ ich=20/4 =5

Phân phối tỷ số truyền như sau:

Tỷ số truyền cấp nhanh của hộp giảm tốc : i = 5

Tỷ số truyền cấp chậm của hộp giảm tốc : ich= 4

Tỷ số truyền của bộ truyền đai : iđ= 3.23

6. Công suất động cơ trên các trục :

– Công suất động cơ trên trục I (trục dẫn ) là:

NI=Nct. =9,205.0,94= 8,65 (KW)

– Công suất động cơ trên trục II là:

NII=N = 8,65.0,97 = 8,39 (KW)

– Công suất động cơ trên trục III là:

NIII = N= 8,39.0,995 =8,34 (KW)

7. Tốc độ quay trên các trục :

– Tốc độ quay trên trục I là:

– Tốc độ quay trên trục II là:

– Tốc độ quay trên trục III là:

8. Xác định momen xoắn trên các trục:

Mômen xoắn trên trục động cơ theo công thức (3_53)


Mômen xoắn trên trục I là:


Mômen xoắn trên trục II là:


Mômen xoắn trên trục III là:


Mômen xoắn trên trục công tác là:


Ta có bảng thông số sau :

Bảng 1 :

Trục


Thông số Động cơ

I II III Công tác

Công suất N

(KW) 9,205 8,65 8,39 8,34 8,29

Tỉ số truyền i

3,23 5 4 1

Vân tốc vòng n

(v/p) 2920 904 180,8 45,2 45,2

Mômen (Nmm) 30105 91376 445136 1762101 1751537,4

Phần II : Tính toán bộ truyền đai

( Hệ dẫn động dùng bộ truyền đai thang)

1.Tóm tắt:

Công suất cần truyền: Nct=9,205 (KW)

Tốc độ quay của bánh đai nhỏ: nđ1=nđc =2920 (V/P)

Tỷ số truyền : i=3,23

Góc ngiêng đường nối tâm bộ truyền ngoài : 60 độ

Đặc tính làm việc : êm

2.Chọn loại đai:

a.Xác định đường kính bánh đai nhỏ D1

Từ công thức kiểm nghiệm vận tốc:

V= V=(3035)m/s

D = 229 mm

Theo bảng (5-14) chọn D1=180mm

Kiểm nghiệm vận tốc:


b.Xác định đường kính bánh đai lớn D2

Theo công thức(5-4) ta có đường kính đai lớn:

D2=iđ.D1.(1-)

Trong đó: iđ hệ số bộ truyền đai

Hệ số trượt bộ truyền đai thang lấy=0,02

D2=3,23.170.(1-0,02) =538 (mm)

Chọn : D2=560(mm)

Số vòng quay thực của trục bị dẫn:


Kiểm nghiệm:

Sai số nằm trong phạm vi cho phép (3 5)%

c.xác định tiết diện đai

Với đường kính đai nhỏ D1=170mm ,vận tốc đai Vđ=25,97m/s và Nct=9,205 (KW) ta chọn đai loại Á với các thông số:


Sơ đồ tiết diện đai Kí hiệu Kích thước tiết diện đai

a0

h

a

h0

F(mm) 14

10,5

17

4,1

138


3.Chọn sơ bộ khoảng cách trục A:

Theo điều kiện : 0,55h

(Với h là chiều cao tiết diện đai)

Theo bảng(5-16):

Với: i=3,23 chọn (mm)

4.Tính chiều dài đai L theo khoảng cách sơ bộ A:

Theo công thức (5-1)


Theo bảng (5-12) Lấy L=2600 (mm)

Kiểm nghiệm số vòng chạy của đai trong 1 giây

Theo CT (5-20):

u= = = 9,98 (m/s) =10 (m/s)

5.Xác định chính xác khoảng cách trục A theo L=2500mm

Theo công thức(5-2)


Kiểm tra điều kiện :

0,55h


Khoảng cách nhỏ nhất mắc đai :

Amin=A-0,015L= 700- 0,015.2600= 661(mm)

Khoảng cách lớn nhất để tạo lực căng:

Amax= A + 0,03L= 700+0,03.2600= 622(mm)

6.Tính góc ôm:

Theo công thức (5-3) ta có:


7.Xác định số đai cần thiết:

Số đai được xác định theo điều kiện tránh xảy ra trượt trơn giữa đai và bánh đai.

v Chọn ứng suất căng ban đầu và theo chỉ số D1 tra bảng ta có các hệ số:

=1,67 : ứng suất có ích cho phép (bảng 5-17)

0,87 Hệ số ảnh hưởng góc ôm (bảng 5-18)

Ct=0,9 :Hệ số ảnh hưởng chế độ tải trọng (bảng 5-6)

Cv=0,74 :Hệ số ảnh hưởng vận tốc (bảng 5-19)

F :Diện tích tiết diện đai (bảng 5-11)

V : Vận tốc đai (m/s)

v Số đai cần thiết:

Theo công thức( 5-22) có:


Lấy số đai : Z= 3

8.Định kích thước chủ yếu của đai:

– Chiều rộng bánh đai:

Theo công thức (5-23): B=(Z-1) t + 2.S

Theo bảng (10-3 ) có: t=20; S =12,5

B= ( 3-1 ) .20 + 2. 12,5= 65 (mm)

– Đường kính ngoài của bánh đai:

Theo công thức (5-24):

+ Với bánh dẫn: Dn1=D1+2h0=170+2.4,1 =178,2(mm)

+ Với bánh bị dẫn: Dn2=D2+2h0=560+2.4,1=568,2(mm)

v Tính lực căng ban đầu và lực tác dụng lên trục:

+ Lực căng ban đầu với mỗi đai:

Theo công thức(5-25) ta có: S0=. F

Trong đó:=1,2N/mm2 ứng suất căng ban đầu

F=138 mm :Diện tích tiết diện đai

S0= 1,2. 138 =165,6 (N)

v Lực tác dụng lên trục:

Theo công thức (5-26): R3.S0.Z sin(

Với : ; Z=3


 



Thiết kế hệ dẫn động băng tải

Thiết kế hệ dẫn động băng tải

Thiết kế hệ dẫn động băng tải


1a 1b 1c


 


Lời nói đầu

Đồ án môn học Chi tiết máy là một môn học rất cần thiết cho sinh viên ngành cơ khí nói chung để giải quyết một vấn đề tổng hợp về công nghệ cơ khí, chế tạo máy. Mục đích là giúp sinh viên hệ thống lại nhưng kiến thức đã học, nghiên cứu và làm quen với công việc thiết kế chế tạo trong thực tế sản xuất cơ khí hiên nay.

Trong chương trình đào tạo cho Sinh viên, nhà Trường đã tạo điều kiện cho chúng em được tiếp xúc và làm quen với việc nghiên cứu : “Thiết kế hệ dẫn động băng tải ”.

Do lần đầu tiên làm quen thiết kế với khối lượng kiến thức tổng hợp, còn có những mảng chưa nắm vững cho nên dù đã rất cố gắng, song bài làm của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy cô, giúp em có được những kiến thức thật bổ ích để sau này ra trường có thể ứng dụng trong công việc cụ thể của Sản xuất.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong bộ môn và  đặc biệt là Thầy Nguyễn Tiền Phong đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ của mình.


Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên:

Vũ Quốc Trung


Đề số: 03

THIẾT KẾ HỆ DẪN ĐỘNG BĂNG TẢI


1. Động cơ                                      3. Hộp giảm tốc           2. Bộ truyền đai dẹt

4.Nối trục                                5. Băng tải

Số Liệu cho trước


1    Lực kéo băng tải    F    8200    N

2    Vận tốc băng tải    V    0.8    m/s

3    Đường kính băng tải    D    320    mm

4    Thời gian phục vụ    Th    16000    Giờ

5    Góc nghiêng của đai so với phương ngang        60    độ

6     Đặc tính làm việc: êm


Khối lượng thiết kế


1    01 Bản vẽ lắp hộp giảm tốc trên phần mềm Autocad

2    01 Bản vẽ chế tạo chi tiết: Bánh răng số 1

3    01 Bản thuyết minh


Mục lục

BẢN THUYẾT MINH ĐỒ ÁN GỒM NHỮNG PHẦN CHÍNH SAU

– Phần I: Chọn động cơ điện và phân phối tỷ số truyền.

– Phần II: Tính toán bộ truyền đai (đai dẹt).

– Phần III: Tính toán bộ truyền động bánh răng.

– Phần IV: Tính toán trụcvà then.

– Phần V: Thiết kế gối đỡ trục.

– Phần VI: Cấu tạo vỏ hộp và các chi tiết máy khác.

– Phần VII: Bôi trơn hộp giảm tốc.


PHẦN I

CHỌN ĐỘNG CƠ ĐIỆN VÀ PHÂN PHỐI TỶ SỐ TRUYỀN

I- Chọn động cơ.

1. Xác định công suất cần thiết của động cơ.

-Gọi N: Công suất trên băng tải.(kw)

ỗ : Hiệu suất chung của hệ dẫn động.

Nct: Công suất cần thiết.(kw)

-Ta có:


Theo công thức 2.11:


F=8200 (N)- Lực kéo băng tải.

V=0,8(m/s)- Vận tốc băng tải

Theo công thức 2.9 ta có :


m=2 :là số cặp bánh răng.

k=4 :là số cặp ổ lăn.

Tra bảng 2.3[1] ta có các hiệu suất :

ỗ1=0,94 – Hiệu suất bộ truyền đai.

ỗ2=0,97-  Hiệu suất bộ truyền bánh răng.

ỗ3=0,99 – Hiệu suất của một cặp ổ lăn.

ỗ4=1 – Hiệu suất khớp nối.

ỗ=0,94.0,972.0,994=0,85

Suy ra :


2. Xác định tốc độ đồng bộ của động cơ

– Chọn sơ bộ tỉ số truyền của toàn bộ hệ thống là: USB

Theo bảng 2.4[1] ta chọn:

+ Tỉ số truyền hộp giảm tốc 2 cấp bánh răng trụ : u1=(8  40)

+ Tỉ số truyền của bộ truyền đai dẹt loại thường  : u2=( 24 )

Theo công thức 2.15 thì

=> Tỉ số truyền sơ bộ của hệ dẫn động là:

usb=u1.u2…

hay usb=u1.u2=( 8.2  4.40)=( 16160)

– Số vòng quay của trục máy công tác (theo công thức 2.16 )


Trong đó:     v- Vận tóc băng tải ,m/s

D-Đường kính tang, mm

nlv- số vòng quay của trục máy công tác.

– Số vòng quay sơ bộ của động cơ ( theo công thức 2.18)


– Theo bảng 2P ta chọn được kiểu động cơ A 02-52-2

+ Các thông số kỹ thuật của động cơ là:

Nđc=10(kw)

nđc= 2920(vg/ph)

ỗ=88%

Mmax/Mđm=2,2

Mmin/Mđm=0,8

Mm/Mđm=1,5

II- Phân phối tỉ số truyền

1. Xác định tỉ số truyền

– Tỉ số truyền động chung:

i=iđ.ibt.ibn

Trong đó:      iđ – là tỉ số truyền của bộ truyền đai

ibt- là tỉ số truyền của bộ truyền bánh răng cấp nhanh

ibn- là tỉ số truyền của bộ truyền bánh răng cấp chậm..

+ Chọn iđ=3

ibt.ibn=20,37

– Tạo điều kiện bôi trơn các bộ truyền trong hộp giảm tốc bằng phương pháp ngâm    dầu ta chọn     ibn=( 1,21,5)ibt

Lấy ibt=4,074


2.    Xác định công suất, mômen và số vòng quay trên các trục

– Công suất làm việc: N=6,56kw (Công suất trên băng tải)

– Công suất trên các trục:

Trục III:

Trục II:

Trục I:

Trục động cơ:

– Số vòng quay trên các trục:

Trục I:

Trục II :

Trục III:

– Mômen

Trục động cơ :

Trục I:

Trục II :

Trục III :


* Bảng thông số:


PHẦN II

TÍNH TOÁN BỘ TRUYỀN ĐAI


1. Chọn loại đai vải cao su ,làm việc thích hợp ở chỗ ẩm ướt.

2.    Định đường kính bánh đai nhỏ

– Áp dụng công thức (5-6)

Trong đó: Nct=7,72(kw) Công suất cần thiết

nđc=2920(vg/ph) Số vòng quay của động cơ

=> Chọn D1=160 mm

– Vận tốc vòng :


Vận tốc vòng nằm trong phạm vi cho phép.

3.    Tính đường kính bánh đai lớn

Lấy

Ta có   n1=973,3(vg/ph)


Tra bảng (5-1) lấy D2= 500 mm

– Số vòng quay thực trong 1 phút của bánh bị dẫn là:


– Sai số về số vòng quay so với yêu cầu


nằm trong phạm vi cho phép ( 35)% do đó không cần chọn lại đường kính D2.

4.    Chiều dài tối thiểu của đai

– Áp dụng công thức (5-9)

( umax=35)

Chọn Lmin=8200 mm

– Tính A theo công thức (5-2):


– Kiểm nghiệm A≥2(D1+D2) hay 3577,9 ≥ 2(160+500) (thoả mãn)

Chọn A= 3580 mm

Tính lại chiều dài đai [công thức (5-1)]


5.    Góc ôm ỏ1

– Tính theo công thức(5-3)


Điều kiện (5-11):  > 1500 được thoả mãn

6.Định tiết diện đai :

–  Chiều dài đai được chọn theo tỷ số


Theo bảng (5-3) chọn loại đai vải cao su loại B không có lớp lót, chiều dày

Lấy ứng suất căng ban đầu  theo trị số  tra bảng (5-5) tìm được

Các hệ số :

ct=0,8            (bảng  5-6)

cỏ=0,97          (bảng  5-7)

cv=0,79            (bảng  5-8)

cb=1               (bảng  5-9)

– Tính chiều rộng đai theo công thức (5-13):


Theo bảng (5-4) chọn chiều rộng đai là b=70mm

7. Định chiều rộng B của bánh đai

– Ứng với b = 70 mm tra bảng (5-10)

Ta chọn chiều rộng bánh đai: B = 85 (mm)

8.Tính lực căng ban đầu s0

–  Theo công thức (5-16) :


– Lực tác dụng lên trục [theo công thức (5-17)]:


PHẦN III

TÍNH TOÁN BỘ TRUYỀN ĐỘNG BÁNH RĂNG


A. Tính toán bộ truyền cấp chậm (bánh răng trụ răng nghiêng)

1. Chọn vật liệu

– Bánh nhỏ : Thép 45 thường hoá, úb=580(N/mm2); úch=290(N/mm2).HB=190, phôi rèn ( giả thiết đường kính phôi dưới 100mm)

– Bánh lớn : Thép 35 thường hoá; úb=480(N/mm2); úch=240(N/mm2). HB=160, phôi rèn ( giả thiết đường kính phôi 300  500 mm).

2. Định ứng suất cho phép:

– Số chu kỳ làm việc của bánh lớn:

N2=60.u.n.T=60.16000.47,77 = 45,86.106 > N0 = 107

Trong đó:

u : số lần ăn khớp của một răng khi bánh răng quay 1 vòng

T: Tổng số giờ làm việc.

n: số vòng quay trong 1 phút của bánh răng nghiêng.

– Số chu kỳ làm việc của bánh nhỏ:

N1 = iN2 = 5.45,86.106  = 229,3.106 > N0 = 107

Vì N1 và N2 đều lớn hơn số chu kỳ cơ sở của đường cong mỏi tiếp xúc và đường cong mỏi uốn nên đối với bánh nhỏ và bánh lớn đều lấy : k=k”=1.

– Ứng suất tiếp xúc cho phép của bánh nhỏ:

[ú]tx1=2,6.190=494(N/mm2)

– Ứng suất tiếp xúc cho phép của bánh lớn:

[ú]tx2=2,6.160=416(N/mm2).

Để định ứng suất uốn cho phép, lấy hệ số an toàn n=1,5 và hệ số tập trung ứng suất ở chân răng Kú=1,8 ( vì phôi rèn, thép thường hoá ), giới hạn mỏi của thép 45 là:

ú-1=0,43.580=249,4(N/mm2)

của thép 35     ú-1=0,43.480=206,4(N/mm2)

Vì bánh răng nghiêng quay 1 chiều nên

ỉ    ứng suất uốn cho phép của bánh nhỏ:


 


Để nhận đồ án, các bạn like&share bài này trên facebook, sau đó comment email phía dưới đây mình sẽ gửi bài cho các bạn trong vòng 24h. Nếu bạn chưa nhận được vui lòng inbox trên page của mình.  Doantotnghiep.me



Thiết kế hệ dẫn động băng tải