Saturday, October 4, 2014

Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết nắp trục

Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết nắp trục


19a 19b 19c 19d 19e


Mô tả đồ án: Gồm các file như ảnh trên.

Giá: 450.000vnđ – Mã số: doantotnghiep.me_CTM000019
Tải đồ án


LỜI NÓI ĐẦU

Môn học công nghệ chế tạo máy đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư và cán bộ kỹ thuật về thiết kế và chế tạo các loại máy, các thiết bị phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải …

Là một sinh viên đang theo học chuyên ngành cơ khí chế tạo máy trong trường, được nhà trường trang bị kiến thức và kỹ thuật cơ sở đặc biệt là tay nghề. Để tạo điều kiện cho sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, em đã được khoa giao cho nhiệm vụ làm đồ án môn học với đề tài: “Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết nắp trục”.

Sau khi nhận được đề tài được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, cùng với sự lỗ lực của bản thân, em đã làm việc một cách nghiêm túc cùng với sự tìm tòi và nghiên cứu tài liệu và sự đóng góp ý kiến của bạn bè, đến nay đề tài của em đã được hoàn thành. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế. Vì vậy em mong sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy cô và bạn bè để đề này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hồng Phong đã hướng dẫn em hoàn thành công việc được  giao.


Hưng yên, ngày… tháng … năm 2013


Sinh viên

Nguyễn Văn Tuân


Nhận xét của giáo viên hướng dẫn


————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————-   ————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————–


Hưng Yên, ngày … tháng … năm 2011


Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Hồng Phong


PHẦN I : PHÂN TÍCH CHI TIẾT

I. Phân tích chức năng làm việc :

+ Chi tiết cần yêu cầu thiết kế thuộc họ chi tiết dạng hộp, chi tiết này có thể được sử dụng trong thân đồ gá

+ Chi tiết này được thiết kế với các lỗ được sử dụng để có thể lắp các trục, tại mặt bên của mỗi lỗ có khoan lỗ bắt vít được sử dụng để hạn chế bậc dịch chuyển dọc trục của chi tiết lắp vào lỗ của nó.

+ Chi tiết nắp trục này còn có thể được sử dụng để xác định vị trí tương quan giữa các chi tiết lắp vào lỗ , ví dụ như khi cần đỡ (hoặc xác định vị trí) của 3 trục dài trong máy thì có thể dùng chi tiết dạng càng này để nâng cao độ cứng vững mà vẫn không ảnh hưởng đến khả năng làm việc của máy.

+ Trên chi tiết có những mặt không cần gia công lại nhưng có những mặt cần gia công đạt độ chính xác cao. Các kích thước cần đảm bảo là khoảng cách giữa các lỗ.

+ Để chế tạo chi tiết thân nắp trục này người ta có thể dùng các loại vật liệu khác nhau như : thép 40X, thép 45, gang… ở đây có thể chọn dùng vật liệu chế tạo chi tiết là thép 55 có thành phần hóa học như sau :


C    Si    Mn    S    P

3,0  3,7    1,2  2,5    0,25  1,00    <0,12    0,05  1,00


II. PHÂN TÍCH TÍNH NGHỆ TRONG KẾT CẤU CỦA CHI TIẾT :


Chi tiết được cắt bỏ 1 phần

Bề mặt làm việc chủ yếu của chi tiết là các lỗ và ren. Cụ thể ta cần đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau đây:

– Dung sai độ vuông góc giữa ệ28 và đường tâm ≤ 0.02

– Dung sai độ đồng tâm ệ21 và ệ28 là ≤ 0.02

– Dung sai độ song song giữa mặt C và mặt D là ≤ 0.02

– Dung sai độ vuông góc giữa mặt A và mặt D là ≤ 0.02

– Độ bóng của các lỗ phải đạt Rz40

Qua các điều kiện kỹ thuật trên ta có thể đưa ra một số nét công nghệ điển hình gia công chi tiết tay biên như sau:

+ Chi tiết dạng khối hộp có đủ độ cứng vững để khi gia công không bị biến dạng dưới tác dụng của lực cắt, lực kẹp, do đó có thể dùng chế độ cắt cao, đạt năng suất cao.

+ Bề mặt chuẩn có đủ diện tích và đủ độ cứng vững đảm bảo chi tiết không bị biến dạng. Đồng thời cho phép thực hiện nhiều nguyên công khi dùng bề mặt đó làm chuẩn và đảm bảo quá trình gá đặt nhanh.

+ Kết cấu của chi tiết phải thuận lợi cho việc gia công nhiều chi tiết cùng một lúc.

+ Kết cấu của chi tiết phải thuận lợi cho việc chọn chuẩn thô và chuẩn tinh thống nhất.

Với chi tiết này, nguyên công đầu tiên là gia công hai mặt đầu để đảm bảo độ song song của 2 mặt đầu và để làm  chuẩn cho các nguyên công sau ( gia công 3 lỗ chính ) nên chọn chuẩn thô là các mặt thân không gia công.

III. Xác định dạng sản xuất :

+ Có 3 dạng sản xuất trong chế tạo máy :

–    Sản xuất đơn chiếc

–    Sản xuất  hàng loạt (loạt lớn, loạt vừa và loạt nhỏ)

Mỗi dạng sản xuất có đặc điểm riêng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên ở đây ta không đi sâu nghiên cứu những đặc điểm của từng dạng sản xuất mà ta chỉ nghiên cứu phương pháp xác định chúng theo tính toán.

Muốn xác định dạng sản xuất thì trước hết ta phải biết sản lượng hàng năm của chi tiết gia công. Sản lượng hàng năm của chi tiết được xác định theo công thức sau :                   N = N1.m.(1 + )

Trong đó:

N   : Số chi tiết được sản xuất trong một năm;

N1  :  Số sản phẩm (số máy) được sản xuất trong một năm;  N1 = 20000 ch/năm

m  :  Số chi tiết trong một sản phẩm; m = 1

:  Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ (5% đến 7%) , lấy  = 6%

: Phế phẩm trong phân xưởng đúc  = 3%  6%, lấy  = 4%

Như vậy ta có :

N = 20000. 1. (1 + )   =22000 (chi tiết/năm).

+ Sau khi có sản lượng hàng năm của chi tiết N = 22000 (chi tiết/năm) ta xác định trọng lượng của chi tiết. Trọng lượng của chi tiết được xác định theo công thức sau :

Q1 = V.    (kg)

ở đây :

Q1 : trọng lượng của chi tiết (kg)

: trọng lượng riêng của vật liệu; chi tiết làm bằng thép nên có thép = 7,825  kg/dm3

V : thể tích của chi tiết

V = Vđ – Vr


Trong đó :

Vđ : thể tích phần đặc

Vđ = 65.92.16 + 65.50.49 = 254930 mm3

Vr = ð.R2.h = ð.142.26 + ð.12,52.32 + ð.10,52.11 + ð.11,52.30 + ð.102.35 + 4.ð.52.16 + 12.ð.32.14 + 2.ð.22.9 = 21960 mm3

ð    V = 232970 mm3 = 232970.10-6 dm3

ð    Q1 = 232970.10-6. 7,825 = 1,82 kg

+ Sau khi có N, Q1 dựa vào bảng 2 (Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy) ta có dạng sản xuất là : Hàng loạt lớn


Dạng sản xuất    Q1 trọng lượng

> 200 Kg    (4200) Kg    < 4 Kg

Sản lượng hàng năm trong chi tiết .

Đơn chiếc    < 5    < 10    < 100

Hàng loạt nhỏ    55 100    10  200    100  500

Hàng loạt vừa    100  300    200  500    500 5000

Hàng loạt lớn    300  1000    500  5000    5000 50000

Hàng khối    >  1000    > 5000    >50000


IV. CHỌN PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI :

+ Chọn phôi tức là chọn phương pháp chế tạo phôi, xác định lượng dư, kích thước và dung sai của phôi, có nhiều dạng phôi thường dùng như : phôi thép thanh, phôi dập, phôi, phôi rèn tự do, phôi đúc.

Tuy nhiên phương pháp đúc có nhiều ưu điểm dễ thực hiện.Có các phương pháp đúc: Sau đây là một số phương pháp đúc:

– Phương pháp đúc áp lực: Đúc được các chi tiết có kết cấu phức tạp, vật liệu phức tạp, có thành mỏng, đúc được các lỗ nhỏ có kích thước khác nhau, có độ nhẵn bóng cao, cơ tính vật liệu tốt, năng suất cao. Nhưng khuôn lại chóng bị mòn do kim loại nóng bào mòn khi được dẫn dưới áp lực lớn.

– Phương pháp đúc ly tâm: đúc được cácvật tròn rỗng mà không cần dùng lõi do đó tiết kiệm được vật liệu và công làm lõi. Vật đúc có tổ chức kim loại nhỏ mịn, chặt không tồn tại rỗ xỉ khi co ngót. Nhưng khuôn đúc cần có độ bền cao do phải làm việc ở nhiệt độ và lực ép của kim loại lớn. Độ chính xác của lỗ thấp, chất lượng bề mặt lỗ kém.

– Đúc trong khuôn kim loại: Đúc được các vật đúc phức táp, vật đúc có chất lượng tốt, tuổi bền cao, độ chính xác và độ nhẵn bóng bề mậtco. Tổ chức kim loại nhỏ mịn, năng suất cao, hạ được giá thành sản phẩm

– Đúc trong khuôn mẫu chảy: Vật đúc có độ chính xác, độ bóng cao, đúc được ác vật đúc có hình dạng phức tạp. Nhưng năng suất thấp, dùng để đúc các kim loại quý, cần tiết kiệm vật liệu.

– Đúc liên tục: Thích hợp với các vật đúc dài, đúc các tấm kim loại cho cán. Vật đúc không có rỗ co, rỗ khí, rỗ xỉ, ít bị thiên tích.Chi tiết được làm từ gang xám, gam xám là vật liệu dòn tính chảy loãng điền đầy khuôn tốt nên phương pháp chế tạo là phương pháp đúc. Các lỗ 10, 9 và lỗ ta rô ren 8 có kích thước nhỏ hơn 30mm nên ta đúc liền. – Theo sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1, trên các vật đúc nhỏ và vừa có rãnh sâu > 6 mm bậc > 25mm thì được tạo ngay từ khi đúc. Chiều dày của chi tiết = 7mm, đối chi tiết làm bằng gang xám có m < 2kg thì chiều dày thành vật đúc nhỏ nhất của vách chi tiết 3  4(mm), cấp chính xác của vật đúc là cấp 1 với sai lệch cho phép 0,4(mm). Chi tiết sản xuất loạt lớn 25000 chiếc/năm nên ta có thể đúc được rãnh 14×22(mm). Theo điều kiện sản xuất của Việt Nam đối với sản xuất hàng khối ta chọn phương pháp đúc trong khuôn kim loại.

Tuy nhiên, điều cơ bản khi chọn phương pháp chế tạo phôi là sao cho hình dáng của phôi gần với hình dáng của chi tiết.

+ Vật liệu chi tiết gia công là thép 55 .

+ Kết hợp với dạng sản xuất là hàng khối, hình dạng chi tiết đơn giản nên tra bảng 3 – 1 [1] chọn phương pháp chế tạo phôi là phương pháp đúc trong khuôn cát ,chi tiết đúc đạt độ chính xác cấp II.


Bản vẽ lồng phôi


V. CHỌN PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG :

-Nguyên công 1 : Phay mặt  A

-Nguyên công 2 : Phay mặt E.

-Nguyên công 3 : Phay mặt B

-Nguyên công 4 : Phay mặt G, H

-Nguyên công 5 : Phay mặt C, D

-Nguyên công 6 : Khoan, doa 4 lỗ ệ10

-Nguyên công 7 : Khoan, doa lỗ ệ34, ệ28, ệ25, ệ21

-Nguyên công 8 : Khoan, taro ren 4 lỗ M6 trên mặt B

-Nguyên công 9 : Khoan, doa lỗ ệ23, ệ20 trên mặt C

-Nguyên công 10: Khoan, taro ren 4 lỗ M6; khoan doa 2 lỗ ệ4 trên mặt C.

-Nguyên công 11:  Khoan, doa lỗ ệ23, ệ20 trên mặt D.

-Nguyên công 12: Khoan, taro ren 4 lỗ M6; khoan doa 2 lỗ ệ4 trên mặt D.


 


 



Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết nắp trục

No comments:

Post a Comment